leftcenterrightdel
Lá lốt góp phần giảm axit uric khá hiệu quả. Đồ hoạ: Thuỳ Dung 

Giảm axit uric bằng lá lốt có hiệu quả không?

Lá lốt là loại cây họ tiêu thường được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Theo Đông y, loại lá này có vị nồng hơi cay nhẹ, có mùi thơm và tính ấm nổi bật với công dụng giảm đau, trừ lạnh, mạnh gân cốt.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của lá lốt có chứa beta-caryophyllene, alkaloid, flavonoid, benzyl axetat... Đây hầu hết là các chất có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cò chỉ ra rằng các hoạt chất có trong thành phần của lá lốt giúp cải thiện chất lượng hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích quá trình chuyển hóa, tăng đào thải axit uric trong máu nhờ khả năng tiêu độc, lợi tiểu. Mặc dù không phải là liệu pháp chữa bệnh nhưng việc sử dụng lá lốt hàng ngày có thể làm giảm các biểu hiện bệnh do tình trạng axit uric tăng cao gây nên.

leftcenterrightdel
Axit uric được kiểm soát hiệu quả nếu biết cách sử dụng lá lốt. Đồ họa: Thùy Dung 

Cách sử dụng lá lốt đơn giản để giảm axit uric hiệu quả

Dưới đây là một số cách sử dụng lá lốt nhằm hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài cơ thể mà người bệnh có thể áp dụng hàng ngày:

Uống nước sắc lá lốt

Đơn giản, hiệu quả là ưu điểm của phương pháp này mang lại cho người bệnh. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 10g lá lốt phơi khô hoặc 30g lá lốt tươi. Đem lượng lá lốt đã chuẩn bị đi đun cùng 2 bát con nước lọc đến khi nước cạn còn khoảng 1/2 bát nước thì tắt bếp.

Thông thường, với nước sắc từ lá lốt sẽ được uống trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn tối. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này khoảng 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả khác biệt.

Chế biến món ăn từ lá lốt

Ngoài phương pháp uống nước sắc lá lốt, người bệnh có thể bổ sung lá lốt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng những món như canh lá lốt, chả lá lốt hay ăn lá lốt sống... Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, việc bổ sung lá lốt vào khẩu phần ăn sẽ được thực hiện linh hoạt để tạo cảm giác thoải mái. Từ đó, việc kiểm soát axit uric bằng phương pháp này mới có thể duy trì và đem đến hiệu quả tích cực.

Ngoài ra, những người đang gặp tình trạng sưng đau do bệnh gout tái phát có thể sử dụng nước đun từ lá lốt để ngâm chân vào buổi sáng và buổi tối. Tính ấm nóng của lá sẽ giúp giảm các biểu hiện sưng đau, đem lại cảm giác thư giãn dễ chịu cho người bệnh.

Theo laodong