Đương nhiên, không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn khi gặp ác mộng cũng có lúc cảm thấy rất sợ hãi. Sở dĩ trẻ em gặp ác mộng là do trí tưởng tượng phong phú và những điều đáng sợ, cha mẹ cần thực hiện 4 biện pháp này để trấn an con.
Giữ cho con có tinh thần vui vẻ
Thông thường, trẻ sau 3 tuổi sẽ đi học mẫu giáo nhưng nhiều trẻ khả năng chống chọi với căng thẳng trong giờ học không tốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với bạn cùng lớp. Quá trình đó chắc chắn sẽ xảy ra một số chuyện không vui, hoặc cũng có thể do cha mẹ tạo áp lực lớn cho con, khiến con suy nghĩ lung tung, không trút được tốt nỗi uất ức trong lòng.
Khi ngủ sẽ phản ánh vào giấc mơ nên trong mơ xuất hiện hiện tượng giật mình, lúc bình thường cha mẹ nên cố gắng hết sức để giữ cho con ở trạng thái thoải mái, không tạo áp lực quá lớn cho con.
Ảnh minh họa.
Cải thiện tư thế và môi trường ngủ
Tư thế và môi trường ngủ không tốt cũng dễ khiến trẻ gặp ác mộng. Để thay đổi vấn đề này, cha mẹ cần điều chỉnh tư thế của trẻ trong thời gian ngủ.
Không nên đắp chăn quá dày cho con, một mặt dễ khiến trẻ bị nóng bức khó chịu, mặt khác chăn đè lên ngực khiến trẻ gặp ác mộng.
Bố mẹ đừng quên cân bằng ánh sáng trong căn phòng đủ tối, màu sắc nhẹ nhàng, tránh màu gây cảm giác rùng rợn sợ hãi như màu đỏ, màu đen, màu xanh. Vị trí phòng ngủ nằm ở nơi thoáng mát, tránh có các yếu tố khiến bé sợ hãi như gần nghĩa địa, gần chỗ tối hay gần những khu vực có âm thanh sợ hãi,…
Ảnh minh họa.
Không để con vận động quá nhiều trước khi ngủ
Mặc dù nhiều cha mẹ biết rằng việc vận động có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ nhưng cũng cần đặc biệt chú ý đến thời gian, đặc biệt là 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Các trò chơi căng thẳng nên tránh càng nhiều càng tốt, nếu não trẻ còn trong trạng thái hưng phấn thì không những khó đi vào giấc ngủ mà tế bào thần kinh của trẻ sẽ luôn ở trạng thái hưng phấn cao độ, dễ gặp ác mộng sau đó.
Không kể chuyện kinh dị cho con trước khi ngủ
Đôi khi vấn đề về giấc ngủ của trẻ thực sự khiến nhiều ông bố bà mẹ trẻ khó chịu. Để ru con vào giấc ngủ, nhiều người sẽ kể cho con những câu chuyện mà không biết sẽ có những tình tiết kinh dị.
Tuy nhiên, trẻ em còn khá nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế, buổi tối khi ngủ chúng luôn có hứng thú mãnh liệt với những câu chuyện cha mẹ kể nên sau khi chìm vào giấc ngủ, não của trẻ cũng hoạt động rất nhanh, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên nếu con gặp ác mộng.
Vì vậy, lúc bình thường, cha mẹ cần kể cho con nghe những câu chuyện ấm áp, thú vị hơn để giúp con bớt căng thẳng.
Ảnh minh họa.
Trẻ ngủ mơ ác mộng có phải hội chứng trầm cảm không?
Các chuyên gia cho rằng hầu hết các cơn ác mộng hoặc các giấc ngủ kinh khủng mà các con thường gặp phải không phải là hiểu hiện của chứng trầm cảm hoặc những bệnh về tâm thần.
Thế nhưng, tình trạng ngủ mơ thấy ác mộng có thể tác động xấu đến hoạt động ban ngày của con khiến con mệt mỏi, thiếu ngủ và kém linh hoạt hơn so với nhu cầu.
Nếu con thường xuyên gặp tình trạng này khiến cho cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, ăn không ngon, thiếu chất… hay bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, bố mẹ nên cho con đến bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Theo giadinhonline.vn