Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và khi đã có những triệu chứng biểu hiện rõ ràng, bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu.
Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn sớm
Bệnh thường diễn tiến âm thầm. Các triệu chứng thường gặp trong ung thư máu bao gồm:
- Mệt mỏi
- Giảm cân đột ngột
- Da nhợt nhạt, xanh xao do lượng hồng cầu trong máu bị giảm đáng kể.
- Chảy máu lâu và dễ bầm tím, thường gặp là chảy máu cam, chảy máu chân răng.
- Nhiễm trùng dễ tái phát do chức năng của các tế bào bạch cầu bị suy giảm.
- Sưng lạc đạo (sưng hạch bạch huyết) dưới da thường là ở cổ, cánh tay, bẹn, ngực và không gây đau.
Để phát hiện sớm ung thư máu, cần tiến hành các xét nghiệm máu định kỳ, kiểm tra tủy xương, và thực hiện xét nghiệm tế bào và di truyền.
Nguyên nhân gây ung thư máu
Ung thư máu xảy ra khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong khoảng thời gian ngắn. Từ đó dẫn tới tình trạng bạch cầu “ăn” hồng cầu. Khi hồng cầu bị phá hủy bệnh nhân sẽ các biểu hiện của tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân chính của ung thư máu hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng khả năng mắc bệnh, bao gồm:
- Di truyền: Có gia đình có người hoặc có gen ung thư máu.
- Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư, chẳng hạn như hóa chất độc hại hoặc tia X.
- Người hút thuốc lá và uống rượu nhiều.
Để phòng ngừa ung thư máu, cần nên duy trì lối sống lành mạnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư (khói thuốc lá, rượu). Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại. Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại, cần tuân thủ quy trình bảo hộ an toàn trong lúc làm việc. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh nếu có.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư máu đã có cải thiện nhờ các phương pháp điều trị tiến bộ.
Phương pháp điều trị ung thư máu
Người mắc ung thư máu không phải là đặt dấu chấm hết. Hiện nay, điều trị ung thư máu đã có những tiến bộ đáng kể và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đã cải thiện. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc vào giai đoạn, mức độ tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mục tiêu điều trị…
Ung thư máu sống được bao lâu?
Tiên lượng (dự đoán kết quả điều trị) của người mắc ung thư máu cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư máu, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe tổng thể và phản ứng với điều trị.
Các phương pháp điều trị ung thư máu hiện nay là xạ trị, hóa trị và ghép tủy/cấy tế bào gốc.
Nếu phát hiện ung thư máu ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời có thể cải thiện tiên lượng và giảm nguy cơ tử vong. Việc điều trị ung thư máu thường trong thời gian dài và kết hợp nhiều phương pháp.
Vì vậy, điều quan trọng là thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và tìm kiếm sự tư vấn, cách điều trị từ bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ triệu chứng lạ hoặc nguy cơ mắc ung thư máu.
Người mắc ung thư máu cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người mắc ung thư máu nên ăn gì
Chế độ ăn dành cho người mắc ung thư máu cần tuân thủ tuyệt đối yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm (nguồn gốc xuất xứ, ăn chín uống sôi…). Bên cạnh đó cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa dầu thực vật và mỡ động vật. Để quá trình điều trị được thuận lợi, người bệnh cần nhiều năng lượng và protein dự trữ. Nên lựa chọn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
Người mắc ung thư máu lưu ý không nên ăn các đồ chế biến sẵn, đồ ăn chưa qua chế biến (gỏi, nộm, tái…), đồ ăn có dấu hiệu ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra cần tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê, đồ uống có ga… Thông thường các bác sĩ sẽ có chỉ định về dinh dưỡng thông qua đường uống cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân muốn bổ sung bất kỳ thực phẩm chức năng hay thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Theo suckhoedoisong.vn