Một số người bệnh tiểu đường sử dụng máy cảm biến dưới da CGM để kiểm tra đường huyết liên tục cũng phải sử dụng máy đo lượng đường trong máu hằng ngày để đảm bảo CGM của họ là chính xác.

Sau đây, cô Jill Weisenberger, chuyên gia về bệnh tiểu đường với 20 năm kinh nghiệm, đang làm việc tại Virginia (Mỹ), chỉ ra một số thời điểm trong ngày người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết, theo trang tin sức khỏe Eating Well.

Vì sao người bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu? - Ảnh 1.

Người bệnh tiểu đường loại 2 nếu đang dùng insulin, cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên

Shutterstock

Theo chuyên gia Jill Weisenberger, kiểm tra mức đường huyết giúp người bệnh biết điều gì làm cho lượng đường trong máu của mình tăng hoặc giảm. Hiểu được điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ biết cách quản lý bệnh tốt nhất. Ví dụ, theo dõi lượng đường trong máu và giữ cho lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu sẽ giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, kiểm soát đường huyết có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu cao nghiêm trọng (tăng đường huyết) và lượng đường trong máu thấp nghiêm trọng (hạ đường huyết).

Nếu lượng đường trong máu trở nên quá cao hoặc mất kiểm soát, có thể dẫn đến cảm giác đói và khát, mờ mắt, đi tiểu thường xuyên, nhức đầu và mệt mỏi. Lượng đường trong máu cao đến mức nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceto, có thể gây nôn mửa, mất nước, thở sâu, tim đập nhanh, lú lẫn hoặc mất phương hướng, thậm chí hôn mê.

Khi nào cần kiểm tra lượng đường trong máu

Tần suất kiểm tra lượng đường trong máu có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: Loại bệnh tiểu đường, có phải dùng insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh hay không. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ để xác định tần suất thích hợp, theo trang tin sức khỏe Verywell Health.

Cụ thể, đối với bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Chuyên gia Weisenberger khuyên nên kiểm tra đường huyết ngay trước khi ăn và khoảng 2 giờ sau đó để biết được bữa ăn tạo ra sự khác biệt như thế nào, theo Eating Well.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, người bệnh nếu đang dùng insulin, cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Nhưng hãy hỏi bác sĩ để biết tần suất chính xác cho trường hợp của mình. Tuy nhiên, các hướng dẫn chung đề xuất kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc trước bữa ăn 2 giờ, sau bữa ăn, vào giờ đi ngủ.

Thời điểm tốt nhất để đo lượng đường trong máu hằng ngày - Ảnh 2.

Một số người sử dụng máy cảm biến dưới da CGM để kiểm tra đường huyết cũng phải sử dụng máy đo lượng đường trong máu hằng ngày để đảm bảo CGM của họ là chính xác

Shutterstock

Người bệnh tiểu đường loại 2 đang kiểm soát bệnh tốt (nghĩa là không cần dùng thuốc) có thể không cần theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày. Nhưng người dùng insulin hoặc thuốc có thể gây hạ đường huyết, cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên hơn, theo Verywell Health.

Theo Thanh niên