Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, thông thường, mỡ máu được phân thành 2 loại cholesterol là cholesterol tốt (HDL), cholesterol xấu (LDL và triglycerides). Ở những người bị rối loạn mỡ máu, nồng độ cholesterol xấu cao vượt mức bình thường sẽ tạo thành mảng bám trong động mạch, gây xơ cứng mạch, hẹp động mạch, từ đó dẫn tới nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Các nguyên nhân chủ yếu gây mỡ máu cao ở người sau tuổi 50 phải kể đến như:

Ít vận động

Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ có tác dụng kéo dài tuổi thọ mà còn làm giảm lượng cholesterol trong máu. Trong khi đó, việc ít vận động ở người sau tuổi 50 lại làm tăng lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt.

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học với nhiều chất béo bão hòa (thịt bò, thịt lợn, mỡ động vật, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn...) chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe tim mạch, tăng mỡ máu cũng như thừa cân, béo phì, tiểu đường tuýp 2.

Người ngoài 50 tuổi thường có chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến mỡ máu cao. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tuổi tác và giới tính

Tuổi tác và giới tính cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tăng mỡ máu. Ở nam giới, lượng cholesterol giảm sau tuổi 50. Còn ở phụ nữ, mức này giữ ở mức bình thường cho đến thời kỳ mãn kinh.

Tăng cân mất kiểm soát

Sau tuổi 50, nhiều người có xu hướng khó kiểm soát cân nặng. Thêm vào đó, lối sống ít vận động cũng dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng. Béo phì là nguyên nhân khiến nồng độ HDL - cholesterol có lợi giảm còn nồng độ LDL - cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

Giảm mỡ máu nhờ thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Mỡ máu cao kéo dài sẽ gây xơ vữa động mạch, những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp dần, ngăn cản dòng máu đi nuôi não, nuôi tim, các cơ quan khác trong cơ thể. Theo thời gian, một số thành phần hữu hình của máu bám vào mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, thậm chí các mảng xơ vữa rơi xuống nơi dòng máu nhỏ. Từ đó gây biến chứng tim mạch nguy hiểm như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

Nếu không kịp thời cấp cứu có thể tử vong hoặc nếu qua khỏi cơn nguy kịch hoặc sẽ để lại di chứng nặng nề. Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ trong máu sẽ trở về mức bình thường nếu bệnh mỡ máu được phát hiện sớm, chế độ ăn uống, sinh hoạt được điều chỉnh hợp lý.

                 Lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học góp phần đẩy lùi mỡ máu. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trí Thanh cho biết thêm, người mắc bệnh mỡ máu cao ngoài 50 tuổi tuyệt đối không hút thuốc lá, rượu bia. Hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, nội tạng động vật, thịt đỏ, bơ, sữa nguyên chất... Thay vào đó nên áp dụng chế độ ăn ít muối, tăng cường ăn trái cây tươi, rau củ giàu chất xơ. Đồng thời, mỗi người có chế độ luyện tập hợp lý để điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng như: tập thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, làm việc nhà, chơi với con cháu.

Nattokinase và men gạo đỏ hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NattoEnzym Red Rice, GPQC số 2097/2020/XNQC-ATTP, Bộ Y tế cấp ngày 6/7/2020. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Về dinh dưỡng, hoạt chất Nattokinase sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng lợi khuẩn Bacillus Natto được nhiều nghiên cứu trên thế giới công nhận có khả năng hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết (fibrin) và cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzym nội sinh của cơ thể. Bên cạnh đó, men gạo đỏ có tác dụng hỗ trợ kìm hãm hoạt động của loại men gan HMG-CoA reductase chuyên kích thích tạo ra cholesterol xấu và triglycerid có hại cho tim mạch.

Theo vnexpress