leftcenterrightdel
 Con người ngày càng cô đơn hơn trong thế giới thừa mứa sự kết nối hiện đại

“Gần một phần tư dân số thế giới đang sống chung với cô đơn, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất và tinh thần”. Đây là nhận xét được trích dẫn từ 1 nghiên cứu trên diện rộng do Viện phân tích và tư vấn Gallup có trụ sở tại Mỹ vừa công bố.

Có 23% số người tham gia khảo sát cho biết, họ thường xuyên phải chịu đựng cảm giác cô đơn kéo dài, buồn chán và tức giận với mọi thứ xung quanh.

Báo cáo cũng lưu ý, mức độ cô đơn ở các quốc gia và nhóm tuổi có sự khác nhau. Những người trên 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về tinh thần nhất, trong khi ở Trung Quốc và Mỹ, người trẻ tuổi dường như dễ bị cô đơn hơn người lớn tuổi.

Người dân ở các quốc gia và vùng lãnh thổ ít phải sống chung với cô đơn nhất là Estonia, Việt Nam, Kosovo, Kazakhstan, Iceland, Ba Lan, Slovenia và Đài Loan (Trung Quốc).

leftcenterrightdel
 Tình trạng cô đơn gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống của con người và xã hội

Nghiên cứu cho biết, mặc dù công nghệ có thể giúp con người dễ dàng kết nối và giữ liên lạc với nhau, thế nhưng mặt trái của điều này chính là sự gia tăng của chứng nghiện điện thoại thông minh, mạng xã hội cùng với nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Người nghiện điện thoại cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mất trí nhớ, đột quỵ, trầm cảm, lo lắng và tử vong sớm.

Cuối năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định, hiện “sự cô đơn là mối quan tâm đáng quan ngại về sức khỏe cộng đồng”.

Theo phụ nữ TPHCM