Nội dung trên cho thấy một số tác nhân gây bệnh có trong danh sách mà các nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng cao gây ra đại dịch tiếp theo hoặc đợt bùng phát lớn
Những loại vi-rút hay vi khuẩn có có khả năng cao gây ra đại dịch tiếp theo hoặc đợt bùng phát lớn

 

Trong số các loại vi-rút và vi khuẩn nguy hiểm nhất có thể gây ra đại dịch tiếp theo là cúm gia cầm H5N1. Hiện vi-rút này đang lây lan ở Hoa Kỳ và các nhà khoa học lo ngại rằng loại này có thể dễ dàng đột biến để lây truyền từ người sang người.

Ngoài ra các nhà khoa học còn có nỗi lo về bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền cũng đang lây lan ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác ở mức độ chưa từng có.

Bên cạnh đó, bệnh đậu mùa khỉ (mpox) - căn bệnh gây ra đại dịch toàn cầu vào năm 2022, cũng nằm trong danh sách, trong bối cảnh bùng phát một chủng gây chết người và dễ lây nhiễm hơn ở châu Phi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) so với danh sách mà tổ chức này lần đầu tiên công bố năm 2017 thì có hơn một nửa số mục là mục mới. Ngoài ra còn có Hantavirus, một loại vi-rút lây lan giữa các loài gặm nhấm, vi-rút Tây sông Nile lây truyền qua muỗi, cúm và COVID-19.

Các nhà khoa học cũng bổ sung thêm bệnh đậu mùa vào danh sách mặc dù hiện nay bệnh này đã bị xóa sổ, vì lo ngại bệnh này có thể vô tình bị phát tán trong phòng thí nghiệm và lây lan nhanh chóng do hiện nay rất ít người có khả năng miễn dịch với loại vi-rút này.

Loại sốt Lassa lây truyền từ loài gặm nhấm, có thể gây chảy máu nướu răng, mắt, mũi và co giật ở bệnh nhân cũng là vi-rút có nguy cơ cao.

Danh sách 30 mầm bệnh có nguy cơ gây nên đại dịch tiếp theo
Danh sách 30 mầm bệnh có nguy cơ gây nên đại dịch tiếp theo

 

WHO cho biết, danh sách này được biên soạn bởi 200 nhà khoa học từ hơn 50 quốc gia sau khi xem xét danh sách rút gọn gồm 1.600 loại vi khuẩn và vi-rút. Những loại được đánh dấu được ghi chú rất cẩn thận như loại "có khả năng gây đại dịch"; "có khả năng lây truyền và độc lực cao" hoặc "có thể gây bệnh nghiêm trọng ở người".

WHO còn cảnh báo thêm rằng những căn bệnh nguy hiểm nhất cũng là những căn bệnh chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị nào dành cho bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu hiện cũng đã mở rộng danh sách này vì có nhiều cơ hội hơn để bệnh lây lan từ động vật sang người và giữa các khu vực trên thế giới.

Các nhà khoa học cho biết quá trình đô thị hóa và nạn phá rừng đã thúc đẩy sự tiếp xúc giữa động vật hoang dã và con người, ngoài ra việc đi lại, di chuyển trên toàn cầu ngày càng nhiều hơn tạo ra cơ hội mới cho một nhiều căn bệnh xâm nhập vào các khu vực mới trên thế giới. Song song đó, các nhà khoa học còn lo ngại rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra dịch bệnh bằng cách khiến dịch bệnh lây lan sang các khu vực mới.

Tiến sĩ Ana Maria Henao Restrepo, người đứng đầu báo cáo, chia sẻ: "Danh sách này cho thấy những loài nào cần ưu tiên, loại nào cần được giải quyết khẩn cấp".

Nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo, để trở thành đại dịch, một loại vi-rút hoặc vi khuẩn cần phải lây lan giữa người với người, được phát hiện trên toàn thế giới và gây bệnh.

Theo phụ nữ TPHCM