leftcenterrightdel
 Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng xảy ra thường xuyên, dữ dội và kéo dài hơn trên khắp thế giới - Ảnh: Reuters

“Hàng tỉ người đang phải đối mặt với "đại dịch" nắng nóng khắc nghiệt, với nhiệt độ lên tới hơn 50 độ C trên toàn thế giới” - ông cho biết.

Theo mạng lưới Copernicus châu Âu, ngày 21, 22 và 23/7 là 3 ngày nóng nhất từng được ghi nhận trên toàn cầu. Trong đó, ngày 22/7 được ghi nhận là ngày nóng nhất khi nhiệt độ trung bình toàn cầu là 17,16 độ C.

Ông Guterres nhắc lại lời kêu gọi nhân loại đấu tranh chống lại nhiên liệu hóa thạch. “Hôm nay, chúng ta tập trung vào tác động của nắng nóng. Nhưng đừng quên khủng hoảng khí hậu còn gây ra những cơn bão ngày càng dữ dội. Lũ lụt. Hạn hán. Cháy rừng. Mực nước biển dâng cao. Và danh sách còn dài nữa” - ông nói.

“Chúng ta cần phải chống lại "căn bệnh" nghiện nhiên liệu hóa thạch, "căn bệnh" không chịu hành động vì khí hậu” - ông nhấn mạnh, đặc biệt kêu gọi các nước G-20 hành động.

Năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận và năm 2024 có thể lập kỷ lục mới, khi nhiệt độ trên 40 độ C đang ngày càng phổ biến.

Trong vòng 1 năm, ngưỡng 50 độ C đã bị vượt quá ở ít nhất 10 nơi, từ Thung lũng Chết ở Hoa Kỳ (53,9 độ C vào ngày 7/7) đến Agadir ở Morocco, cũng như ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo LHQ, tác động của nắng nóng thường ít được nhìn thấy hơn bão hoặc lũ lụt, nhưng lại gây chết người nhiều hơn.

Theo tài liệu “Kêu gọi hành động” của LHQ được công bố ngày 25/7, từ năm 2000 đến năm 2019, nắng nóng gây ra khoảng 489.000 ca tử vong mỗi năm, số ca tử vong mỗi năm do lốc xoáy là 16.000).

Theo LHQ, nhiệt độ cực cao cũng có tác động đến kinh tế, theo ước tính, thiệt hại kinh tế do căng thẳng nhiệt tại nơi làm việc sẽ lên tới 2,4 ngàn tỉ USD vào năm 2030.

Theo báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế công bố ngày 25/7, năm 2020, hơn 70% người lao động phải tiếp xúc với nhiệt độ quá cao (tăng 8,8% so với năm 2000).

LHQ đã kêu gọi thế giới hành động trước tiên để bảo vệ “những người dễ bị tổn thương nhất”, gồm trẻ nhỏ, người già và những người đói nghèo cùng cực.

Theo phụ nữ TPHCM