Mề đay da vẽ nổi là bệnh gì?
Mề đay da vẽ nổi còn được gọi với nhiều cái tên khác như da vẽ nổi hay dị ứng da vẽ nổi… Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ một dạng rối loạn chức năng da khi vùng da này bị tác động bởi các vật kim loại cứng, sắc nhọn đè vào, chà xát hoặc cào gãi mạnh.
Khi da chịu tác động áp lực, các màng bọc tế bào mast nằm trên bề mặt da bị phá vỡ nên phóng thích histamin tạo ra phản ứng dị ứng dù không có kháng nguyên. Ngay lập tức, da sẽ sưng phù, nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy.
Chứng mề đay da vẽ nổi khá phổ biến, tỷ lệ 2 – 5% dân số mắc phải. Hầu hết các trường hợp đều tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài và hơn 90% bệnh nhân không thể chữa khỏi dứt điểm khi chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Mề đay da vẽ nổi biểu hiện ra sao?
Một người khi bị mề đay da nổi sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
- Các triệu chứng tại chỗ: Xuất hiện các sẩn mề đay xếp liền tạo thành các vết hằn, lằn cao hơn bề mặt da, nổi lên tại vị trí bị cọ xát. Hình vẽ nổi trên da sẽ tương ứng với hình mà ta vẽ hoặc vô tình bị tác động.
- Các triệu chứng mề đay dị ứng: Chứng da vẽ nổi thường đi kèm với các triệu chứng do phản ứng dị ứng như da sưng phù, gồ lên, màu trắng hoặc hồng, ngứa ngáy… Tuy nhiên, hiếm thấy triệu chứng phù mạch.
- Triệu chứng cơ năng: Ngoài những triệu chứng trên, người bệnh mề đay da vẽ nổi thường có những phản ứng không đồng nhất. Có người bị ngứa, đau rát khó chịu nhưng cũng có người không có cảm giác gì ngoài các triệu chứng trên da.
Nhìn chung, mề đay da vẽ nổi không phải là bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng có đến 95% trường hợp bị mề đay da vẽ nổi đều chuyển sang mạn tính, bệnh cứ tái đi tái lại dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí suốt đời không thể chữa khỏi dứt điểm.
Điều trị mề đay da vẽ nổi như thế nào?
Hầu hết các trường hợp bị mề đay da vẽ nổi đều không nhất thiết phải dùng thuốc, nhưng những trường hợp bệnh nặng, sẽ được chỉ định dùng thuốc toa.
Một số loại thuốc thường được chỉ định cho người mắc mề đay da vẽ nổi như:
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc chống dị ứng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các bệnh da liễu dị ứng, bao gồm cả bệnh mề đay da vẽ nổi. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định nhóm thuốc kháng histamin thế hệ I hoặc II. Các loại thuốc này có thể sử dụng hàng ngày nhưng chỉ tối đa vài tháng. Tránh lạm dụng quá mức vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc chứa Corticoid: Được chỉ định sử dụng cho những trường hợp mề đay da vẽ nổi với các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng. Corticoid có khả năng chống viêm, ức chế miễn dịch, giảm nhanh triệu chứng bệnh.
- Thuốc bôi ngoài da: Một số nhóm thuốc bôi ngoài da được chỉ định sử dụng nhằm hỗ trợ giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ trên da.
Ngoài ra, có thể kết hợp Tây y và Đông y khi đối phó với mề đay da vẽ nổi, vì mề đay da vẽ nổi xuất phát từ nguyên nhân là do suy yếu chức năng gan, thận, khí huyết làm rối loạn hoạt động miễn dịch bên trong cơ thể. Nếu như Tây y tập trung khắc phục triệu chứng, thì Đông y sẽ chú trọng vào việc xử lý căn nguyên gây bệnh.
Phụ Bì Khang kế thừa công thức từ bài thuốc y học cổ truyền với thành phần chính là cao nhàu được biết tới với công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay cấp và mạn tính. Tác động chống dị ứng từ các hoạt chất trong chiết xuất nhàu đã được chứng minh lâm sàng. Với phương pháp phản ứng qua da, nghiên cứu này đã thấy rằng hoạt chất MCL-ext có trong nhàu cho hiệu quả cao trong các trường hợp phản ứng quá mẫn tức thời.
Ngoài ra, MCF-ext trong nhàu được thử nghiệm lâm sàng trong các mô hình ITH (phản ứng tức thời) và DTH (phản ứng chậm). Kết quả chứng minh MCF-ext có khả năng ức chế sưng, tương tự với tình trạng viêm da dị ứng. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng chỉ ra việc sử dụng dịch chiết cây nhàu không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Theo suckhoedoisong.vn