|
|
Triệu chứng Covid điển hình thường là ho, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi (Ảnh: Internet) |
Với biến thể Omicron mới và các biến thể phụ, các trường hợp COVID đang tăng lên ở nhiều quốc gia.
Theo báo cáo của The Economic Times, Akshay Budhraja, chuyên gia tư vấn cao cấp về thuốc hô hấp và giấc ngủ tại Aakash Healthcare cho biết, "số lượng hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim (đau tim) đang gia tăng ở những bệnh nhân dương tính với Covid-19. Có những bệnh nhân cho biết các triệu chứng không đặc hiệu như đau ngực, giảm lượng nước tiểu, tiêu chảy và sau đó chuyển sang dương tính với Covid".
Budhraja lưu ý thêm rằng, rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh đi kèm như bệnh thận mãn tính, đột quỵ, tăng huyết áp. Vì có bệnh nền nên tình trạng sức khỏe của họ ngày càng tồi tệ hơn sau khi bị nhiễm Covid-19."
1. Những triệu chứng Covid-19 điển hình
Ngoài 3 dấu hiệu nêu trên, các bác sĩ chia sẻ rằng bệnh nhân COVID hiện nay thường có các triệu chứng như:
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Mất vị giác và khứu giác tạm thời
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho
- Thở gấp hoặc khó thở
- Đau nhức cơ hoặc cơ thể
- Đau đầu
- Viêm họng
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Bất kỳ ai cũng có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng.
Tuy nhiên, các triệu chứng Covid-19 dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,… vì vậy cần dùng que test để chẩn đoán chính xác.
2. Biến thể phụ Omicron BA 2.75 làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19
Biến thể phụ BA 2.75 của Omicron - được biết là có tốc độ truyền cao hơn đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Các chuyên gia đã xác định rằng BA.2.75 có 9 đột biến, tám trong số đó là đột biến mới trong khu vực bộ gen mã hóa cho protein đột biến, nằm trên 29 đột biến BA.2 đã có trong biến thể mà nó tiến hóa. Vì vậy, biến thể này có khả năng né tránh miễn dịch, có thể lây nhiễm sang những người đã nhiễm Covid-19 hoặc đã tiêm chủng.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhiễm biến thể BA 2.75 đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một phần cũng có thể do việc thực hiện tiêm chủng tốt.
3. Làm gì để bảo vệ bản thân trước Covid-19
Covid-19 vẫn đang là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây bùng phát dịch bệnh. Vì vậy, mọi người phải có những biện pháp để bảo vệ bản thân như:
- Duy trì khoảng cách an toàn với những người khác, ngay cả khi họ không bị bệnh.
- Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng
- Tránh những nơi đông người nếu có thể.
|
|
Tiêm phòng là cách bảo vệ bản thân hiệu quả trước Covid-19 (Ảnh: Intetnet) |
- Mở cửa sổ khi ở trong nhà
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước, hoặc chất khử trùng có cồn.
- Tiêm phòng
- Ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe và không tiếp xúc với người khác.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
4. Điều trị Covi-19 tại nhà
Các bạn có thể điều trị Covid-19 tại nhà khi có các triệu chứng nhẹ, những vẫn nên có người bên cạnh chăm sóc để phục hồi nhanh chóng:
- Cách ly tại nhà trong một căn phòng thông gió tốt.
- Nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng để giữ đủ nước cho cơ thể
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
- Không chia sẻ các vật dụng cá nhân của bạn với những người khác trong nhà.
- Theo dõi nhiệt độ của bạn hàng ngày.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả, rau xanh, …
- Có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là tập hít thở để làm giảm các triệu chứng khó thở, đau ngực.
|
|
Tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở đều giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn (Ảnh: Internet) |
* Khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp
- Khó thở
- Đau dai dẳng
- Không tỉnh táo
- Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam, tùy thuộc vào tông màu da
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.383.819 ca nhiễm. Tính đến ngày 22/8/2022 Bộ Y tế cho biết có 1.561 ca COVID-19 mới; giảm gần 1.200 ca so với ngày trước đó, có một ca tử vong.
Với sự xuất hiện của nhiều biến thể mới như BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1, khả năng lây nhanh. Bộ y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn, rửa tay thường xuyên, giám sát phòng chống dịch và đẩy mạnh tiêm chủng.
Vân Anh