leftcenterrightdel
Nguồn: ITN 

Nói cách khác, một nhận định mang tính cá nhân và bôi nhọ đối với người có liên quan hoặc bên thứ ba, khác với một khẳng định về thực tế. Những cáo buộc thực tế có thể cấu thành sự xúc phạm nếu chúng sai sự thật và mang tính cá nhân với người có liên quan.

“Tuyên bố” xúc phạm có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau: Ví dụ, nó có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc dưới dạng văn bản. Ngoài ra, một thiếu sót cũng có thể tạo thành xúc phạm và ngược lại, một sự công kích. Một cuộc "tấn công xúc phạm" như vậy, chẳng hạn như khạc nhổ vào người khác hoặc có những hành động tục tĩu, cấu thành hành vi xúc phạm đơn giản. Tuy nhiên, sự thô lỗ, bất lịch sự hoặc thái độ xa lánh nói chung không đủ để coi là xúc phạm.

Ở Đức, luật pháp chống xúc phạm người khác ở nơi công cộng đã có luật thành văn từ năm 1871. Đoạn 185, Mục 14 của Bộ luật Hình sự vẫn ghi gần như chính xác như nó từng được viết cách đây 145 năm: “hành vi xúc phạm sẽ bị phạt tù không quá một năm hoặc phạt tiền và nếu xúc phạm bằng cách hành hung bị phạt tù không vượt quá hai năm”.

Theo giới chuyên gia pháp lý, luật được thiết kế để bảo vệ danh dự của công dân và bảo đảm sự tôn trọng đối với bản thân cũng như danh tiếng của họ không bị vi phạm bằng lời nói.

Trong một phán quyết có tiền lệ năm 1995, tòa án Schwaebisch Hall đã phán quyết cho phép một người đàn ông được bồi thường 460 euro do bị tổn hại tinh thần bởi những bình luận phân biệt chủng tộc nhằm vào vợ anh ấy, vốn là người da đen. Năm 1997, một ông chủ gọi một nhân viên đang mang thai là “công nhân lười nhất nước Đức” trên tạp chí nội bộ đã bị phạt 2.500 euro. Năm 1998, tòa án ở Heilbronn đã xử thắng cho một sĩ quan cảnh sát 350 euro sau khi một người khác gọi anh ấy là “kẻ lừa đảo”.

Luật cũng áp dụng cho những lời lăng mạ được đưa ra trên mạng. Nếu ai đó đưa ra bình luận trên Internet vi phạm luật pháp, chính quyền Đức có quyền thu thập dữ liệu từ các nhà cung cấp về người đưa ra bình luận đó để truy lùng thủ phạm.

Năm 2011, tòa án ở Berlin đã ra phán quyết đền bù 8.190 euro cho một người vì những lời lăng mạ nhằm vào người này được đăng tải trên mạng xã hội. Trong trường hợp khác vào năm 2012, một thực tập sinh đưa ra nhiều nhận xét miệt thị về ông chủ của cô ấy trên Facebook đã phải trả 2.500 euro tiền bồi thường thiệt hại. Chưa hết, một học sinh 13 tuổi nhận được 5.000 euro trong một thỏa thuận dàn xếp ngoài tòa án vào năm 2013 sau khi những nhận xét phân biệt chủng tộc được đưa ra trong một bài hát rap về học sinh này được đăng trên YouTube.

Thực tế, có rất nhiều lời lăng mạ cổ điển có thể khiến một người ở Đức phải hầu tòa nếu có nhân chứng hoặc có một số hồ sơ cho thấy chúng đã được sử dụng. Đó là những từ như “Đức quốc xã cũ”, “phát xít”, “con lợn”, “Scheiss Bulle” (lời xúc phạm nhắm vào cảnh sát mang ý nghĩa chết tiệt) hoặc “Krueppel” (què quặt)…

Tháng 5.2021, Chính phủ Đức nhất trí về một dự luật mới để trình Quốc hội thông qua, coi những lời xúc phạm có động cơ thù địch là tội hình sự có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù lên đến hai năm. Theo Bộ Tư pháp nước này, văn bản trên là nhằm bảo vệ người Do Thái, người Hồi giáo, người đồng tính, người khuyết tật…, dẫn chứng rằng trách nhiệm của Đức là “bảo vệ mọi người trong xã hội khỏi sự thù địch và loại trừ”.

Các biện pháp trong dự luật bao gồm các thông điệp căm thù xúc phạm được gửi dưới dạng tin nhắn, email hoặc thư từ. Thực tế, tội ác liên quan đến thù hận gia tăng ở Đức trong những năm gần đây với việc sử dụng mạng xã hội tăng vọt, cùng với đó nhiều lời lăng mạ, xúc phạm có chủ đích đang trở nên phổ biến. Theo luật hiện hành, vì những lời lăng mạ là thuộc về cá nhân và không công khai, nên chúng không thể bị trừng phạt như là kích động thù địch chủng tộc.

Theo daibieunhandan