leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: Pexel.

Quỹ dự phòng của bạn có đủ lớn không?

Có lẽ bạn đã nghe đến khái niệm quỹ khẩn cấp, một khoản tiền bạn chỉ động đến trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi phát sinh các tình huống ngoài dự liệu. Vậy điều này có liên quan gì đến việc bạn thay đổi công việc?

Thực tế, không phải công việc mới nào cũng dễ dàng phù hợp với bạn. Rủi ro có thể tăng lên khi công ty đó không tuyển dụng sau vài tháng thử việc. Trong những trường hợp này, bạn thực sự cần đến khoản tiền dự phòng khẩn cấp. Nguồn tiền của bạn cần phải đủ lớn để giúp bạn vượt qua hoàn cảnh khó khăn này, nếu có.

Đừng quên, khi bạn thay đổi nghề nghiệp, bạn đang có nguy cơ phá vỡ dòng tiền ổn định của mình. Nếu bạn không may để mất công việc mới, bạn sẽ phải đối mặt với viễn cảnh thất nghiệp trong vài tháng tới mà không có thu nhập.

Theo các chuyên gia tài chính, quỹ dự phòng nên có số tiền tương đương với khoảng 6 tháng lương của bạn.

Mức lương chỗ mới có thỏa đáng không?

Triển vọng về một chỗ làm mới có thể khiến bạn hứng khởi và lập tức muốn nghỉ việc ở chỗ cũ, tuy nhiên, nên tìm hiểu một chút về mức lương mới cũng như lộ trình tăng lương của công ty mới. Cần tính đến yếu tố lạm phát và các triển vọng về tiền thưởng trong tương lai.

Do đó, giả sử bạn đã nhận được cùng một mức lương trong 5 năm qua, thì khi chuyển việc sang nơi làm mới, nên xem bạn có được đề nghị một mức lương mới tốt hơn hay không.

Các phúc lợi y tế ở công ty mới có tốt không?

Phúc lợi y tế là một phần quan trọng với người lao động, ở bất cứ công ty nào. Nếu công ty mới đóng bảo hiểm cho bạn và người thân trong gia đình, cho bạn và gia đình được hưởng những quyền lợi tốt hơn so với công ty cũ, điều đó rất đáng mừng.

Tuy nhiên, nếu điều đó là ngược lại, bạn nên cân nhắc kỹ. Cần tính xem bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân? Chi phí tăng thêm này rất có thể đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp khó khăn hơn về mặt tài chính nếu chuyển việc.

Chi phí ẩn cho công việc mới là gì?

Việc chuyển đổi công việc đôi khi có thể đi kèm với những chi phí tiềm ẩn, chẳng hạn như phải di chuyển xa hơn và lâu hơn, khiến bạn tốn tiền xăng xe hơn, chi phí taxi đắt đỏ hơn. Lịch làm việc của công ty có thể không phù hợp hiện tại, khiến bạn sẽ cần thuê một người giúp việc hoặc người trông trẻ bán thời gian.

Ngoài ra, bạn có thể còn phải bỏ ra chi phí khác phức tạp hơn như mua quần áo, trang thiết bị... Những chi phí này nên được tính toán cẩn thận, trước khi bạn đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo vnexpress