leftcenterrightdel
 Hỗ trợ cung cấp thông tin làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Kênh giải quyết việc làm hiệu quả

Là một tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào khoảng 18.000 người bước vào tuổi lao động hàng năm và có hơn 20.000 lao động cần giải quyết việc làm, trong khi đó nền kinh tế chưa thu hút và sử dụng hết lực lượng lao động hiện có thì việc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là một kênh giải quyết việc làm có hiệu quả, một mặt giảm áp lực việc làm ở trong nước, mặt khác giúp người lao động có thu nhập, có điều kiện học nghề, tiếp thu những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước để làm giàu, thoát nghèo bền vững và khởi nghiệp.

Hiệu quả rõ nét từ chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là thu nhập của người lao động cao hơn thu nhập trong nước, quá trình làm việc của người lao động ở nước ngoài đã góp phần cải thiện đời sống bản thân, có tác phong công nghiệp,… giúp nhiều gia đình từ hộ nghèo trở thành hộ khá, giàu và mang nguồn thu ngoại tệ đáng kể về cho tỉnh.

Theo đó, mức thu nhập bình quân của lao động làm việc tại thị trường Nhật Bản khoảng từ 25 - 30 triệu đồng/tháng, Đài Loan từ 18 - 20 triệu đồng/tháng, Hàn Quốc từ 30 - 40 triệu đồng/tháng. Đối với người lao động có bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật đi làm việc theo chương trình kỹ sư tại Nhật Bản thu nhập khoảng từ 40 - 50 triệu đồng/tháng, trung bình mỗi năm thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài trên 550 tỷ đồng. Đa số người lao động sau khi về nước đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tìm được việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để có thêm thu nhập, một số trường hợp sau khi hoàn thành hợp đồng về nước mở các cơ sở sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân tại địa phương.

Thông tin từ Cục Quản lý LĐ ngoài nước, từ giữa tháng 3-2022, thị trường Nhật Bản mở cửa tiếp nhận LĐ sang làm việc. Mặc dù thị trường Nhật Bản mở cửa nhưng số LĐ chờ xuất cảnh của năm 2020 và năm 2021 đến thời điểm hiện tại cũng chưa xuất cảnh hết. Có khoảng 625 người đang chờ xuất cảnh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đang đồng loạt xin đổi visa của NLĐ đã bị hoãn xuất cảnh của năm 2020, 2021 dẫn đến việc quá tải của cơ quan tiếp nhận hồ sơ visa (tại các Đại sứ quán) do các DN gửi đến, làm chậm tiến độ xuất cảnh của NLĐ.

Năm 2022, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra là đưa 2 ngàn LĐ của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

leftcenterrightdel
 Chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra là đưa 2 ngàn LĐ của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021, toàn tỉnh có 1.273 lao động đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; có 1.083 lao động trúng tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (nữ là 351 người). Trong đó, Nhật Bản 1.035 người, Hàn Quốc 44 người và Đài Loan 02 người. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chỉ đưa được 255 người xuất cảnh, đạt 17% KH (KH là 1.500 lao động), giảm 47,5% so cùng kỳ.

Góp phần giảm nghèo bền vững

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phạm Thanh Hùng cho hay: “Cần có sự quyết tâm chung từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện chỉ tiêu đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó, xác định quyết tâm chủ động, thích ứng, linh hoạt, hiệu quả với tình hình dịch Covid-19”. Phía Sở LĐ-TB&XH đề ra một số giải pháp thực hiện, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các sở, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh và cấp ủy, UBND các huyện, thành phố.

Cụ thể, tuyên truyền đến phụ huynh, người thân trong gia đình của NLĐ cần tạo điều kiện thuận lợi cho con em đi LĐ có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức truyền thông về việc làm, học nghề, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, qua đó giúp học sinh chuẩn bị tâm thế, không bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa phải quyết định giữa học đại học hay học nghề, hoặc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

UBND các huyện, thành phố, các đoàn thể nhắc nhở Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên rà soát số LĐ đã từng trúng tuyển chờ xuất cảnh theo hợp đồng với DN, đôn đốc các DN tranh thủ làm visa cho NLĐ để được xuất cảnh sớm.

leftcenterrightdel
 Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phạm Thanh Hùng cho hay: “Cần có sự quyết tâm chung từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện chỉ tiêu đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; trong đó, xác định quyết tâm chủ động, thích ứng, linh hoạt, hiệu quả với tình hình dịch Covid-19”.

Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với UBND huyện Giồng Trôm và Thạnh Phú tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm, kết nối NLĐ với các DN tuyển dụng LĐ trong nước và các DN hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Phiên giao dịch việc làm này đã được khá đông học sinh, sinh viên, bộ đội xuất ngũ, NLĐ đến tìm hiểu và các DN tham dự. Trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH mong muốn tổ chức thêm một số phiên giao dịch việc làm tại các huyện nhằm tạo điều kiện cho nhiều NLĐ đăng ký việc làm trong nước, trong tỉnh và hợp đồng LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hiện tại có 625 LĐ đang có nhu cầu vay từ nguồn vốn ủy thác địa phương là 50 tỷ đồng nhưng tỉnh chưa cân đối đủ nguồn vốn. Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười khẳng định, việc cho vay đối với LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu của tỉnh là đưa 2 ngàn LĐ trong năm 2022. Do đó, cần có số liệu rà soát nhu cầu vay của NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới, hạn chế việc nhu cầu của NLĐ tới đâu thì báo về tỉnh tới đó.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười cho rằng: “Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính tổ chức buổi làm việc thống nhất về việc rà soát số liệu, vốn ủy thác để đề xuất UBND tỉnh, các cấp có thẩm quyền xem xét, nhất là trong việc đưa LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài”.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, từ năm 2017 đến nay tỉnh đã thực hiện hỗ trợ 124 trường hợp cho người lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng..., với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng. Về hình thức hỗ trợ, người lao động trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan lao động địa phương, không thực hiện hỗ trợ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp như trước đây, vì vậy việc thực hiện chính sách sẽ thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện và người lao động có cơ hội thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn tỉnh lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, thân nhân người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài ít nên việc thực hiện chính sách hỗ trợ không nhiều.

 Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho người lao động một phần chi phí thực hiện khám sức khỏe ban đầu, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, làm thị thực visa,… từ năm 2018 đến nay Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với mức hỗ trợ là 4.890 triệu đồng/01 lao động áp dụng cho 03 nhóm đối tượng . Kết quả, sau 05 năm thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh (2018 - quí 1/2022) đã thực hiện chi hỗ trợ 09 trường hợp, với tổng số tiền là 16.920.000 đồng.

Theo baodansinh