Các điều dưỡng viên, hộ lý trước khi sang làm việc tại Nhật Bản được đào tạo trong nước theo các quy định tại Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) 


Ngày 25/12, Chính phủ Nhật Bản thông qua một loạt biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo đời sống cho lao động nước ngoài. Theo đó, lao động các nước được cho là sẽ nhập cảnh thông qua hệ thống thị thực mới chủ yếu đến từ 9 nước châu Á gồm Campuchia, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Lao động các nước này có thể làm việc trong 14 lĩnh vực, trong đó có xây dựng, kinh doanh nhà hàng, nông nghiệp và điều dưỡng. 

Theo hệ thống thị thực mới, lao động nước ngoài, từ 18 tuổi trở lên, sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực. Loại đầu tiên đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm nhất định, trong khi loại thứ hai dành cho nhóm có kỹ năng làm việc cao hơn. Theo chính sách cơ bản về hệ thống thị thực mới vừa được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua, Tokyo sẽ cung cấp các điều kiện làm việc "thích hợp" cho lao động nước ngoài về lương bổng, giờ làm và an toàn lao động.

Theo VOV5