Ảnh minh họa


* Những báo cáo gần đây cho thấy năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn khá thấp so với các quốc gia trong khu vực. Ông nói gì về điều này?

- Ở Việt Nam hay bàn những vấn đề cao siêu, mà cao siêu thường là khó làm, thành ra cứ bàn mãi. Còn những chuyện dễ thấy lại không được để ý, không được đặt vào trọng tâm. Chẳng hạn, hiện nay trên 40% lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế gia đình đang chiếm tới 30%, trong khi đó năng suất lao động ở hai lĩnh vực này rất thấp thì nên giải quyết thế nào.

Việt Nam đã bỏ qua kinh nghiệm tăng năng suất của Nhật Bản trong khi đó là bài học tốt. Chính phủ Nhật Bản rất chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới nhất của Mỹ và châu Âu bằng cách nhập khẩu công nghệ, mua các phát minh, sáng chế. Giai đoạn từ năm 1950 đến 1971, Nhật  nhập khẩu tới 15.289 công nghệ mới và bằng phát minh, sáng chế. Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và tăng năng suất lao động trung bình hằng năm của Nhật Bản thời kỳ 1955-1965 là 9,4%.

Dù vậy, Chính phủ Nhật Bản quản lý chặt nhập khẩu công nghệ, quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự túc vốn nhập khẩu công nghệ, mua bằng phát minh, sáng chế. Họ thống kê toàn bộ những nội dung liên quan đến nhập khẩu công nghệ, thậm chí rất chi tiết về thời gian, lĩnh vực, loại công nghệ, giá thành. Từ 1950 - 1968, tổng giá trị những phát minh mà Nhật Bản mua của nước ngoài là khoảng 6 tỷ USD.

Đến nay Việt Nam vẫn chưa có thống kê về lượng ngoại tệ dùng cho nhập khẩu công nghệ. Trong khi đó vẫn tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân sách để nhập công nghệ nhưng hầu hết không mang lại hiệu quả và không cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc lãng phí ngoại tệ như vậy.


- Tôi thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp, nhưng hai nguyên nhân chính là lao động trong khu vực nông nghiệp và kinh tế cá thể còn lớn và khu vực kinh tế tư nhân vẫn ở vị trí thấp trong nền kinh tế. Hai lĩnh vực này, nếu giải quyết được những tồn tại sẽ tăng được năng suất lao động của đất nước.* Như ông nói thì dư địa để Việt Nam tăng năng suất lao động còn rất lớn, nhưng bằng cách nào?

Một yếu tố quan trọng nữa, Việt Nam phải đầu tư nhập khẩu công nghệ mới. Theo tôi, đây là giải pháp chính để tăng năng suất lao động, bên cạnh thay đổi chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác. Nhập khẩu công nghệ của Việt Nam đến nay vẫn rất ít ỏi, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, nhất là doanh nghiệp tư nhân, trong khi nhập khẩu công nghệ ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không mang lại hiệu quả kinh tế cũng như năng suất lao động. Việc cần làm bây giờ là Chính phủ phải sớm khơi thông thị trường vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn để nhập công nghệ nước ngoài, từ đó thay đổi năng suất lao động.

* Theo ông thì giải pháp nào có thể xử lý được khó khăn về vốn nhập khẩu công nghệ của doanh nghiệp tư nhân?

- Thực tế cho thấy việc nhập khẩu công nghệ của khu vực kinh tế tư nhân hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước. Do tự túc về vốn, doanh nghiệp tư nhân phải nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để lựa chọn công nghệ phù hợp. Chính phủ phải có nâng đỡ trong việc nhập khẩu công nghệ vì doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và thiếu vốn đầu tư.

Ở Nhật Bản có những ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp tư nhân và ưu tiên lãi suất đối với nhập khẩu công nghệ. Chính phủ Việt Nam cũng có thể làm được điều này khi lập ra các quỹ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu công nghệ và phát minh, sáng chế. Biện pháp này có thể tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất, kinh doanh.

Muốn thế, Chính phủ, mà cụ thể là những người hoạch định chính sách phải rất linh hoạt trong việc đưa ra những chính sách hỗ trợ hiệu quả, lựa chọn lĩnh vực, đối tượng ưu tiên, cũng như thẩm định các dự án vay vốn. Những điều ấy đòi hỏi năng lực tốt hơn của chính các nhà hoạch định chính sách và đội ngũ thực thi chính sách.

* Cảm ơn ông!

Theo Doanh nhân Sài Gòn