leftcenterrightdel

1. Thường xuyên trò chuyện cùng con: Theo Verywell Family, nuôi dạy con cái hiệu quả bắt đầu bằng việc giao tiếp đúng cách. Dù trẻ chưa biết nói hoặc đang tập nói, chúng cũng được "hưởng lợi" từ những cuộc trò chuyện với cha mẹ. Những cha mẹ nuôi dạy con thành công luôn duy trì thói quen trò chuyện cùng con, từ những chủ đề thân thuộc như thời tiết, thức ăn, đến những đề tài rộng hơn như Trái Đất, vũ trụ. Những cuộc trò chuyện dài, nhiều thông tin sẽ càng mang lại lợi ích cho trẻ nhỏ. Hoạt động này giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, đồng thời nâng cao khả năng tư duy, tưởng tượng. Ảnh: Raising Children Network.

leftcenterrightdel

2. Để con tự lập từ bé: Bà Esther Wojcicki, mẹ của hai doanh nhân người Mỹ Susan và Anne Wojcicki, cho biết bí quyết dạy con thành công của bà là để con tự lập từ sớm. Sự tự lập giúp Susan và Anne có cảm giác tự do, tự tin và cư xử có trách nhiệm hơn những đứa trẻ khác. Khảo sát của ĐH Harvard cũng cho thấy 85% doanh nhân thành đạt đều có tính tự lập từ nhỏ. Những người này có tính cách độc lập, nắm bắt tình hình chuẩn xác, biết đưa ra quyết định đúng đắn. Ảnh: Ảnh: Nashville Parent.

leftcenterrightdel

3. Dạy con biết giúp đỡ người khác: Joan Kleppinger Harrison, mẹ của CEO Scott Harrison, cho rằng sự thành công của con trai là nhờ nền tảng nuôi dạy bà đặt ra từ sớm, dựa trên tinh thần cộng đồng, tính kỷ luật và làm việc chăm chỉ. Khi còn là học sinh tiểu học, Scott Harrison đã được mẹ hướng dẫn phân loại quần áo, sách vở và đồ chơi để tặng cho những người bạn khó khăn hơn. Những hành động tương thân tương ái giúp đứa trẻ hình thành trái tim ấm áp, từ đó có nhận thức sớm về các vấn đề của người khác. Theo người mẹ, nhận thức này giúp trẻ biết đặt ra những câu hỏi liên quan kinh doanh như "mọi chuyện có nên phát triển theo hướng này?", "làm thế nào để xây dựng theo hướng tốt hơn?". Ảnh: Cool4Dads.

leftcenterrightdel

4. Cho phép con thất bại: Nia Batts, một người từ bỏ công việc văn phòng ổn định để khởi nghiệp, cho biết cô đủ can đảm để làm điều này là vì cô học được những giá trị của sự thất bại khi còn nhỏ. Nhiều cha mẹ muốn con luôn thành công và không chấp nhận con mắc lỗi, trong khi đó cha mẹ của Nia mong muốn con gái sống trong môi trường không tránh khỏi việc vấp ngã. Họ rất hào hứng theo dõi quá trình Nia học hỏi từ những lần thất bại. "Cha tôi dạy tôi vết thương lòng là món quà và thất bại chính là một cơ hội", Nia nói với CNBC. Ảnh: Baby Chick.

leftcenterrightdel

5. Không kiểm soát con: Trẻ cần thời gian để khám phá con đường riêng của chúng. Thời gian đầu, các em sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng. Khi đó, cha mẹ không nên kiểm soát và buộc con phải làm theo ý người lớn. Kenneth Ginsburg, tác giả cuốn Building Resilience in Children and Teens, khuyên cha mẹ nên đóng vai trò là người hướng dẫn thay vì kiểm soát trẻ. Nói cách khác, cha mẹ nên tìm hiểu con muốn gì, yêu thích điều gì, từ đó hỗ trợ con phát triển đam mê đó. Được theo đuổi điều mình muốn, trẻ sẽ hạnh phúc và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ảnh: Healthline.

leftcenterrightdel

6. Đọc sách cùng con: Đọc sách giúp trẻ tiếp xúc với các từ vựng, khái niệm mới và cho phép chúng đắm chìm trong một thế giới quan hoàn toàn khác. Một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho thấy những đứa trẻ được cùng cha mẹ đọc sách thường xuyên sẽ có tiềm năng phát triển tốt hơn bạn bè cùng trang lứa. Các em sẽ phát triển kỹ năng tư duy, tưởng tượng và giao tiếp một cách mạnh mẽ. Do đó, cha mẹ nên dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để đọc sách cùng con. Ảnh: Stock adobe.

leftcenterrightdel

7. Tôn trọng cảm xúc của con: Kìm nén cảm xúc là chuyện khó khăn với trẻ. Việc dạy con nhận biết và diễn tả cảm xúc là điều hữu ích mà cha mẹ cần làm. Cho con không gian để khám phá những điều bản thân cảm nhận được và hướng dẫn con xử lý những điều đó cũng là một yếu tố góp phần giúp trẻ học cách đối mặt và xử lý vấn đề tốt hơn. Đây cũng là cơ hội tốt để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc và biết tôn trọng cảm xúc của người khác. Ảnh: UNICEF.

Theo zingnews