Một vài tháng trước, lớp con gái chị My có một bài kiểm tra quan trọng nhưng cô bé đã không làm tốt.
Không đợi mẹ lên tiếng chỉ trích, nước mắt cô con gái đã rơi lã chã: "Mẹ ơi, con không thể học được nữa!" "Con hực sự là một kẻ kém cỏi.”
Sau ngày hôm đó, con gái chị My bắt đầu chán học nghiêm trọng: đi muộn, vắng mặt, ngủ trong lớp, đọc truyện tranh, không làm bài tập ở nhà.
Giáo viên chủ nhiệm liên tục phản ánh với chị về vấn đề của cô bé, nhưng chị cũng đành bó tay. Đánh cũng đánh, mắng cũng mắng, con gái chỉ khóa cửa không muốn giao tiếp với mẹ.
Thời gian trôi qua từng ngày, chị My càng ngày càng lo lắng, vẫn không hiểu tại sao con gái đột nhiên nổi loạn và không vâng lời như vậy?
01.
Mãi cho đến một ngày, chị tận mắt chứng kiến điều này ở một cửa hàng Starbucks và mọi thứ đã có câu trả lời.
Một cô bé khoảng 10 tuổi, bĩu môi nói với mẹ mình không muốn uống gì cả, chỉ muốn chiếc cốc hoa anh đào kia, nói bạn cùng bàn đều có vài cái.
Bà mẹ liếc mắt nhìn giá cả một cái, thản nhiên đáp lại:
"Với số điểm con đạt được, uống chén latte cũng đủ nghẹn rồi. Nếu con giống như bạn cùng bàn, top 3, 10 ly mẹ đều có thể mua cho."
Cô con gái nhất thời nhụt chí, không lên tiếng nữa, nhưng bà mẹ lại không dừng lại, tiếp tục mỉa mai thành tích học tập của cô con gái.
Con gái: "Mẹ không thể dừng lại được à?”
Bà mẹ:
- "Chẳng lẽ không phải sao? Con không thể nói tiếng Anh, tiếng Việt cũng kém, toán thì xếp ngược từ dưới lên”
- "Là một người kém cỏi mà nói, ưu thế lớn nhất của con chính là da mặt dày."
- "Con mà mang giày cho bạn cùng bàn, khéo còn bị chê ngồi xổm không cũng chậm!"
Sau đó, bà mẹ bắt đầu "tấn công" ngoại hình của cô con gái:
- "Nhìn rèm tóc dày ở trán con xem, như vậy mắt con có thể nhìn thấy tiền đồ không?"
- "Lưng lại còn gù nữa chứ, không thấy chút nào bộ dáng nào của con gái yểu điệu…”
- “Con xem một thân quần áo đen xì từ trên xuống dưới, thật sự thế nào cũng không thấy vừa mắt”
Giọng điệu của người mẹ, thực sự khiến người ta ngột ngạt, muốn hít không khí cũng khó.
Một số khách trong cửa hàng bắt đầu tỏ ra khó chịu với người mẹ. Một số âm thầm bàn luận, một số vốn ngồi bên cạnh hai mẹ con, nay lẳng lặng chuyển sang chỗ khác.
Giây phút đó, chị My cảm thấy vô cùng lo lắng, bởi cảnh tượng này, về cơ bản xuất hiện ở gia đình chị mỗi ngày.
Trước đây, chị không cảm thấy mình có bao nhiêu "độc miệng", nhưng hiện tại với tư cách là người nghe, chị chỉ cảm thấy những lời này mỗi câu mỗi từ đều như dao như búa, vừa chói tai vừa đả thương người khác.
Lại nhìn cô con gái của người mẹ kia, đầu cúi ngày càng thấp, mắt hơi đỏ, bàn tay nhỏ bé giấu dưới bàn không ngừng bứt rứt.
Đột nhiên, cô bé hạ quyết tâm, ngẩng đầu hỏi mẹ một câu:
"Có phải con vĩnh viễn không có cách nào khiến mẹ hài lòng hay không?"
Bà mẹ trả lời:
- "Làm sao? Kém cỏi như vậy còn không để cho người khác nói?"
Mạnh mẽ, cô bé đứng dậy, phi người ra khỏi cửa, lao về phía con đường trước cửa hàng, nơi xe giăng như mắc cửi.
May mắn thay, em chỉ bị trầy xước da bởi một chiếc xe đạp điện.
Trong lúc run sợ, từng hình ảnh khi chị My và con gái ở bên nhau lóe lên trong đầu chị. Tại thời điểm đó, chị nhận ra rằng không phải là con gái chị có vấn đề, mà là chị đã quá tàn nhẫn với nó.
Chị tự cho là đúng, buông ra những lời cay đắng với con. Bây giờ chị mới nhận ra, đó không phải là giáo dục mà là sự đả kích và gây tổn thương.
02.
Kỳ thật, con gái của chị My từ nhỏ đã tính là "con nhà người ta", hiểu chuyện nghe lời, tự kỷ luật tự tiến bộ, còn chơi đàn rất tốt. Trong lòng chị vẫn luôn tự hào về con gái. Chỉ là chị luôn lo lắng cô bé sẽ kiêu ngạo tự mãn, nên người bên ngoài càng khen con gái, chị càng chỉ ra mặt xấu của con.
Khi con gái trở về nhà với điểm số xếp đầu bảng ở lớp, nó vui lòng hét lên với mẹ: “Mẹ, con giành được vị trí đầu tiên!". Trong lòng chị rất vui, nhưng miệng lại tuôn ra lời như muốn dội gáo nước lạnh vào con: “Con nghĩ như vậy đã là đủ tốt sao? Tuy rằng đạt được vị trí thứ nhất, nhưng so với kỳ thi lần trước lại giảm 2 điểm. Con đã tự kiểm điểm chưa? Rốt cuộc là sai ở đâu?”
Chị My luôn luôn nói những điều như vậy để làm sự phấn khích của con. Thậm chí, nếu con gái không làm tốt, chị càng nói chuyện khó nghe hơn:
"Con đúng là nhân tài đấy. Làm sao lại thi thành thứ quái quỷ này. Lần thi sau mà còn như vậy, tốt nhất không cần học nữa, đi quét rác đi!”
Nhìn con gái tức giận rời đi, chị cảm thấy mình lại thành công trong việc "truyền cảm hứng" cho con gái.
"Chữ của cháu viết thật đẹp, không giống con gái bác, xiêu vẹo, chẳng ra thể thống gí”- Không những thế, nếu có khen con cái nhà ai, chị cũng sẽ kéo con gái mình vào so sánh, coi đây như một cách để thúc giục con gái tiền bộ.
Có một lần con gái chị khóc và hỏi mẹ: "Con có phải là con ruột của mẹ không? Tại sao mọi người trong mắt mẹ đều tốt hơn con? ”
Khi đó chị chỉ cảm thấy con gái là “trái tim thủy tinh”, vài câu chỉ trích cũng không chịu nổi, làm sao có thể đối đầu với cuộc sống đầy bão tố?
Ai đó từng nói: "Những đứa trẻ lớn lên trong những lời chỉ trích là dễ bị tự ti nhất, và những đứa trẻ lớn lên trong chế giễu là dễ bị nhút nhát nhất."
Chị My luôn nghĩ rằng đả kích và đổ lỗi, có thể làm cho đứa trẻ "biết xấu hổ để trở nên dũng cảm hơn". Nhưng không biết rằng tâm trí của đứa trẻ khi đó chưa trưởng thành, chúng không hiểu được ý nghĩa sâu xa mà chỉ cảm nhận được đúng nghĩa đen hành động của bố mẹ, nên sẽ thấy thất vọng, bất lực, thậm chí là tuyệt vọng nghĩ: “dù mình có cố gắng thế nào, cũng không thể khiến bố mẹ hài lòng”.
Chị Chi càng không biết, giáo dục kiểu đả kích như chị mặc dù có thể đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ và mối quan hệ với trẻ.
03.
Cẩn thận nghĩ lại, con gái từng bước đi về phía kém cỏi, đều là chị tạo thành.
Cân nhắc nhiều lần, chị My cố gắng thay đổi cách giáo dục con của mình. Chị quyết định xin lỗi con gái và định hình lại mối quan hệ cha mẹ - con cái
Đêm đó, chị đã viết một lá thư xin lỗi cho con gái.
Trong thư, đầu tiên chị thành khẩn nhận sai với con gái, và nói ra ba từ trong trái tim: “Mẹ yêu con”.
Lần này, chị thoải mái nói về tình yêu và sự chấp nhận của mình, bày tỏ sự khẳng định và công nhận con gái. Sau khi cảm nhận được sự thay đổi của mẹ, con gái chị cũng dần dần sẵn sàng mở lòng với mẹ.
Vì vậy, chị Chi hiểu một sự thật có giá trị: Mối quan hệ cha mẹ và con cái hài hòa, bầu không khí gia đình ấm áp, là nền tảng của tất cả các nền giáo dục. Hãy sử dụng "giáo dục đánh giá cao" để giúp con gái của bạn xây dựng sự tự tin của chúng!
Theo tintuconline.com.vn