Yonhap đưa tin hàng nghìn bác sĩ (BS) thực tập và BS nội trú đã nghỉ việc tại các bệnh viện đa khoa ở Hàn Quốc tính đến ngày đình công thứ 16 (6.3) để phản đối kế hoạch tăng 2.000 chỉ tiêu sinh viên trường y vào đầu năm tới.

Về Việt Nam điều trị dù không có bảo hiểm

Chị L.C.H (quê ở TP.Nha Trang, Khánh Hòa) hiện đang sinh sống và làm việc ở Seoul (Hàn Quốc). Chị vừa đi khám nang buồng trứng ở BV Hatvit và cảm nhận được sự bất tiện khi lịch phẫu thuật bị thay đổi thường xuyên.

"Mình đi khám bệnh vào tháng 2 và mong muốn được phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, BV thông báo phải đến cuối tháng 3 mới có thể sắp xếp được lịch phẫu thuật", chị H. chia sẻ.

Bệnh viện quá tải do bác sĩ đình công, người Việt ở Hàn Quốc chọn trở về điều trị- Ảnh 1.

Cuộc đình công của các BS đã khiến nhiều bệnh viện ở Seoul trở nên quá tải

REUTERS

Cô gái có 3 năm sinh sống ở Hàn Quốc và đây là lần đầu tiên gặp trường hợp như vậy. Việc khám bệnh diễn ra nhanh chóng không phải đợi lâu nhưng không biết chính xác thời gian sẽ được phẫu thuật.

"Mình khám ở BV này đã nhiều lần, việc tiếp nhận và khám diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, sau khi có kết quả, BS không đưa ra lịch phẫu thuật ngay, phải đợi trong thời gian khá lâu. Họ không nói cụ thể lý do là gì, chỉ kêu là lịch trình kín đến cuối tháng 3. Mình cảm thấy khá bất ngờ nên quyết định về Việt Nam khám lại và điều trị", cô gái bày tỏ.

Năm 2022, chị đi khám tại BV này nhưng lịch tiểu phẫu chỉ cách nhau 2 ngày từ khi được chẩn đoán bệnh. Chị nghĩ đợt này BS đình công quá lớn nên ảnh hưởng đến quy trình khám chữa bệnh.

leftcenterrightdel
 Các BS tham gia cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc tăng tuyển sinh trường y ở Seoul ngày 3.3

"Dù biết các BS đình công nhưng không nghĩ việc điều trị bản thân bị ảnh hưởng nên mình khá bất ngờ. Họ còn nói trường hợp của mình là bệnh thông thường nên đành phải chờ", chị H. chia sẻ.

Ở Hàn Quốc, chị đóng bảo hiểm nên chi phí đi khám và chữa trị được hỗ trợ 70%. Tuy nhiên, vì không được sắp xếp lịch phẫu thuật nên chị phải về Việt Nam, chấp nhận trả toàn bộ chi phí điều trị.

"Mình không có bảo hiểm ở Việt Nam nhưng hiện tại sức khỏe không tốt. Nếu đợi y tế Hàn Quốc phục hồi hay ổn định trở lại sau khi đình công sẽ mất nhiều thời gian. Lần này mình sẽ quyết định ở lại Việt Nam làm việc, sau đó 2 năm sẽ tiếp tục sang Hàn Quốc", chị H. nói.

Lịch phẫu thuật bị hoãn

Anh Phạm Ngọc Th. (tên nhân vật đã thay đổi, quê An Giang) cho biết, đợt này lịch phẫu thuật của anh cũng bị hoãn lại. Người đàn ông đến khám ở BV Đại học Inha (Incheon). Trên người anh có cục bướu nên muốn nhanh chóng cắt bỏ. Sau khi thăm khám, anh được các BS đặt lịch sẽ phẫu thuật vào ngày 20.2. Tuy nhiên, sát ngày phẫu thuật, anh nhận được cuộc điện thoại từ phía BV thông báo có sự cố nên dời lịch vào ngày 6.3. Anh không nghĩ lịch bị dời đến nửa tháng nên không đăng ký lịch nghỉ ở công ty. Vì vậy, anh buộc phải dời lịch phẫu thuật tiếp đến ngày 12.3.

leftcenterrightdel
 Chị H. sang Hàn Quốc sinh sống được khoảng 3 năm

"Việc đến BV khám và điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào lịch làm việc nên tôi không thể nghỉ thường xuyên được. Sau khi BV dời lịch phẫu thuật, tôi phải lên văn phòng công ty báo xin nghỉ thêm theo lịch của BV", người đàn ông chia sẻ.

leftcenterrightdel
 Chị H. dự định sẽ về Việt Nam làm việc trong khoảng 2 năm và sau đó quay lại Hàn Quốc

Người đàn ông sinh sống và làm việc ở Hàn Quốc 14 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên thấy cảnh BS đình công, người bệnh phải mỏi mòn chờ đợi. Ở Hàn Quốc, việc người dân khám và điều trị tại các BV đều do bảo hiểm chi trả nên anh không lo lắng về khoản chi phí. Anh còn mua thêm bảo hiểm riêng bên ngoài nữa (bảo hiểm tổng hợp) trong đó bao gồm cả tai nạn và bệnh nặng.

"Đợt này chỉ có lịch phẫu thuật bị kéo dài còn việc khám bệnh diễn ra bình thường. Mình có mã số bệnh nhân chỉ cần quét mã ở máy, thanh toán và ngồi đợi vài phút là có thể gặp được BS", anh Th. cho biết thêm.

Theo Thanh niên