leftcenterrightdel
 Nguyễn Anh Dũng (sinh năm 2000) làViệt kiềusinh ra và lớn lên tại thủ đô Warsaw,Ba Lan.

Sinh ra và lớn lên tại thủ đô Warsaw, Ba Lan, ấn tượng về Việt Nam với Dũng là những mùa hè thuở bé “bị ép” theo bố mẹ về quê để học tiếng Việt. Khi ấy, cậu vừa không quen với thời tiết nóng ẩm, vừa không sõi ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp, lại chẳng được đi thăm thú nhiều nơi nên hầu như chỉ suốt ngày ở trong nhà và cảm thấy không mấy vui vẻ.

Dũng chia sẻ: “Hồi nhỏ, mình đi học đều dùng tiếng Ba Lan, giao tiếp bên ngoài hay nói chuyện với bạn bè cũng bằng tiếng Ba Lan và chỉ khi về nhà thì mình mới dùng tiếng Việt nên tiếng Việt của mình rất kém. Ở Ba Lan và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt lớn thường sẽ có các trường dạy tiếng Việt. Mình cũng được học trường ấy nhưng mình thấy nó thật sự rất khó, nhiều dấu, mình không học được và cũng không hiểu được. Vì vậy, chính những tháng hè về nước để học tiếng mới giúp tiếng Việt của mình được cải thiện và tiến bộ hơn.”

leftcenterrightdel
 Dũng và các bạn của mình. 

Là thế hệ đầu tiên sinh ra ở nước ngoài, Dũng cũng gặp phải nhiều khó khăn và thường xuyên so sánh mình với những người bạn Ba Lan khác. Cậu không hiểu tại sao mình không giống với các bạn, tại sao bố mẹ bắt mình học hành nhiều đến thế trong khi các bạn lại không bị áp lực như mình, tại sao các bạn khác được bố mẹ trực tiếp nói lời yêu thương hay trao những cái ôm thân thiết mà bố mẹ mình lại không bao giờ thể hiện tình cảm theo cách như vậy.

leftcenterrightdel
 

“Bố mẹ cho mình đi học thêm Toán, tiếng Anh và để mình học rất nhiều với áp lực là phải học giỏi. Có lẽ vì khi bố mẹ sang Ba Lan thì cũng không biết tiếng và cảm thấy khó khăn nên muốn các con mình có điều kiện học tập tốt nhất. Sau này mình dần hiểu được cách bố mẹ đối xử với mình như vậy vì mình là thế hệ đầu tiên sinh ra ở nước ngoài nên bố mẹ cũng đặt nhiều áp lực và kỳ vọng rằng mình phải học giỏi để có cơ hội ra ngoài va chạm, giao lưu với bạn bè quốc tế thì người ta biết rằng mình là người Việt Nam và mình cũng là người có giá trị.” - Dũng bày tỏ.

leftcenterrightdel
 Dũng tốt nghiệp với thành tích nằm trong top 1% của trường Đại học Kinh tế Warsaw (Warsaw School of Economics). 

Hiểu được điều đó, chàng trai luôn cố gắng đạt điểm cao, liên tục gặt hái những kết quả học tập tốt để bố mẹ vui lòng. Dũng cũng đã xuất sắc tốt nghiệp với bằng khen và thành tích nằm trong top 1% của trường Đại học Kinh tế Warsaw (Warsaw School of Economics) - ngôi trường đại học lâu đời nhất của kinh tế học tại Ba Lan và là một trong những trường đại học hàng đầu về kinh tế ở châu Âu.

leftcenterrightdel
 Dũng được chọn là đại diện cộng đồng người Việt tại Ba Lan tham gia chương trìnhTrại hèở Việt Nam (năm 2017). 

Nhờ sở hữu nhiều thành tích học tập tốt, năm 2017, Dũng được chọn là đại diện cộng đồng người Việt tại Ba Lan tham gia một chương trình Trại hè đưa những người Việt kiều về nước do chính phủ Việt Nam tổ chức. Đó cũng là lần đầu tiên Dũng được gặp những đồng hương Việt kiều là đại diện từ nhiều nước khác nhau như Đức, Pháp, Úc, Mỹ,... Sau khi trò chuyện, chàng trai cảm thấy bản thân không còn đơn độc khi nhận ra rằng các bạn cũng có cùng hoàn cảnh như mình, hiểu được những khó khăn mà mình đã trải qua và cũng đã từng gặp phải những vấn đề tương tự khi trưởng thành ở những quốc gia khác.

leftcenterrightdel
 

Lần về Việt Nam này cũng đặc biệt hơn cả khi Dũng được cùng bạn bè trải nghiệm nhiều hơn về ẩm thực quê hương, được đi du lịch nhiều nơi như Đà Nẵng, Sa Pa, Hạ Long,... Điều đáng chú ý nhất là Trại hè còn tổ chức các buổi tìm hiểu về lịch sử, môi trường và văn hóa của Việt Nam. Từ đó, Dũng càng sâu sắc cảm nhận được rằng mảnh đất mẹ còn rất nhiều điều ý nghĩa, thú vị và đáng để khám phá.

leftcenterrightdel
 Dũng tham gia Trại hè thanh niên sinh viên Việt Nam tại châu Âu năm 2023 tổ chức ở Pháp.
leftcenterrightdel
 Dũng tham gia Trại hè thanh niên sinh viên Việt Nam tại châu Âu năm 2022 tổ chức ở CH Séc. 

Trở về từ Trại hè ở Việt Nam, Dũng tiếp tục tìm hiểu để đăng ký tham gia các Trại hè thanh niên sinh viên Việt Nam tại châu Âu và rủ các anh chị, bạn bè ở Ba Lan của mình đi cùng. Tại đây, Dũng nhận thấy ở mỗi quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ,... đều có Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam mà Ba Lan mình lại không có. Vì vậy, khi quay về Ba Lan, Dũng đã tìm hiểu qua Đại sứ quán, xin ý kiến của các bậc phụ huynh và trao đổi với bạn bè rồi cùng thành lập nên Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Ba Lan vào năm 2018. Chàng Việt kiều đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Ba Lan, đồng thời là Uỷ viên Thường vụ phụ trách kết nối cộng đồng của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu.

Từ một người hướng nội, Dũng dần trở nên cởi mở hơn trong quá trình hoạt động Hội nhờ được gặp gỡ và giao lưu với mọi người. Một điểm thú vị là Dũng không chỉ là Chủ tịch đầu tiên là Việt kiều ở châu Âu mà còn là Chủ tịch đầu tiên… nói tiếng Việt chưa tốt.

leftcenterrightdel
 Chàng trai dần cởi mở và tiến bộ hơn qua những lần phát biểu. 

Dũng tâm sự: “Những lần đầu tiên phát biểu mình đã phải mang giấy lên để đọc, và lúc nào mình cũng bắt đầu bài phát biểu của mình bằng câu “Mong mọi người thông cảm cho mình vì tiếng Việt của mình kém”. Nhưng dần dần, mình cũng tiến bộ hơn và có thể nói mà không cần nhìn giấy hay viết bài trước mỗi khi lên sân khấu nữa.”

Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Ba Lan cũng đã có những hoạt động thiết thực giúp các bạn trẻ Việt như mở các lớp học thêm miễn phí để dạy tiếng Ba Lan hoặc bổ túc các môn Toán, Văn, Anh để các bạn có thể theo kịp chương trình học nơi đây. Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức những buổi talkshow với các khách mời giàu kinh nghiệm để chia sẻ về chủ đề du học nước ngoài; bí kíp làm việc ở Google, Microsoft hay các công ty lớn ở Ba Lan; hoặc đơn giản là những buổi giao lưu dành cho các em học sinh cấp hai, cấp ba để các em có cơ hội hòa nhập, tìm hiểu văn hóa và kết nối với bạn bè trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Ngoài ra, Hội còn tham gia hỗ trợ nhiều sự kiện lớn nhỏ của Đại sứ quán, các dịp kỷ niệm quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Ba Lan.

leftcenterrightdel
 Dũng trong sự kiện đón Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ đại diện kiều bào khu vực châu Âu. 

Dũng cho biết, mặc dù các bạn trẻ sang Ba Lan thường sẽ cảm thấy khó khăn khi học ngôn ngữ nước sở tại, song lại có lợi thế chăm chỉ của người Việt thì sẽ nhanh chóng theo được chương trình học. Ở Ba Lan cũng có nhiều chợ và quán người Việt nên không khó nếu các bạn muốn tìm mua đồ hay có nhu cầu tìm việc làm thêm. Cộng đồng người Việt tại đây nói riêng và tại châu Âu nói chung đều sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các bạn về những vấn đề gặp phải trong quá trình sinh sống và học tập.

leftcenterrightdel
 Dũng cùng Liên hiệp Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại châu Âu. 

“Càng trưởng thành, mình càng nhận ra là con người Việt Nam mình rất tốt, lúc nào cũng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. Khi mình là Chủ tịch Hội Thanh niên Sinh viên, mình cũng đã được đi nhiều nơi và hiểu được cộng đồng người Việt của mình như thế nào, đất mẹ Việt Nam như thế nào. Từ đó khiến mình dần yêu hơn quê hương Việt Nam và mong muốn được đóng góp lại cho đất mình, cho cộng đồng mình. Nếu có cơ hội, mình cũng muốn được quay về khám phá và trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam.” - Dũng bày tỏ.

leftcenterrightdel
 

Sau khi tham gia du học trao đổi nửa năm tại Đại học Quốc gia Singapore và có những góc nhìn mới về quá trình học tập ở châu Á, Dũng hiện đang học ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) tại trường Kinh doanh Copenhagen (Copenhagen Business School), Đan Mạch. Chàng trai hy vọng mình có thể vận dụng những gì được học để giúp ích cho cộng đồng, góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.

Theo svvn.tienphong