leftcenterrightdel
 Bà Nguyễn Bích Đào đang lánh nạn tại Wolfenbüttel (Đức). Ảnh: nhân vật cung cấp)

Tết cổ truyền 2023 đối với gia đình hai mẹ con bà Nguyễn Bích Đào (Việt kiều quê gốc ở Hà Nội, sinh sống tại Ukraine) là một thời điểm đặc biệt. Trong năm 2022, bà Đào và con gái đã di chuyển sang lánh nạn tại Đức để tránh cuộc xung đột Nga - Ukraine. Cuộc sống gia đình bị xáo trộn, con gái bà là sinh viên năm nhất cũng phải ngừng việc học tập tại Đại học Y khoa quốc gia Kharkov (Ukraine).

Trước đó, dù người dân sống ở trong vùng cũng đi di tản gần hết, hai mẹ con vẫn cố bám trụ. Họ đã sống nhiều ngày đêm dưới hầm để tránh bom đạn, khan hiếm thực phẩm và đồ dùng thiết yếu.

Sự giúp đỡ bất ngờ

Theo lời của chị Quỳnh, con gái bà Đào, hành trình rời Ukraine đến nơi lánh nạn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu. “Hai mẹ con em di chuyển bằng tàu rồi đi bộ trong hai ngày mới đến được biên giới Ba Lan. Để được nhập cảnh vào Ba Lan, em phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ ngoài trời đêm lạnh lẽo", chị Quỳnh nhớ lại.

"Trước khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, khoảng 7.000 người Việt Nam đã sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine.

Một bộ phận lớn kiều bào đã sang lánh nạn ở các nước lân cận trước tình hình xung đột phức tạp tại Ukraine, đặc biệt tại các đô thị lớn phía đông, đông nam Ukraine và vùng xung quanh thủ đô Kiev...", Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch nói.

Chính lúc đó, mẹ con bà Đào nhận được một sự giúp đỡ đặc biệt từ người bạn cũ là bà Mai Lý (sống ở bang Niedersachsen, Đức).

Không chỉ riêng bà Mai Lý mà những người bạn cũ của bà Đào khác cũng rất nhiệt tình hỗ trợ bằng nhiều cách.

"Tôi vẫn nhớ ngày tôi chở hai mẹ con đi nhập trại Braunschweig là thứ 4, ngày 6/4/2022. Vợ chồng của một người bạn từ hồi cấp 3 đã đón hai mẹ con về nhà bạn ấy ở Berlin. Nhưng trại ở Berlin đông quá nên đóng cửa. Họ được đưa xuống chỗ tôi ở Braunschweig, cách Berlin khoảng 235 km", bà Mai Lý chia sẻ.

Được biết, thông qua bà Mai Lý, gia đình bà Đào còn đã thuê được một căn hộ tiện nghi ở Wolfenbüttel sau chưa đầy một tháng đặt chân đến Đức.

Bà Lý cũng giúp họ mua sắm đầy đủ những gì cần thiết ban đầu như mua lại đồ cũ trên mạng như tủ, bàn ghế, đồ gia dụng hay xe đạp để đi lại.

Vấn đề ngoại ngữ gây khó khăn hơn cả, do gia đình bà Đào không biết tiếng Đức. Mọi giấy tờ và thủ tục, bà Đào cũng cần đến sự giúp đỡ của bà Lý, như: việc nhập trại, khai báo khi từ Ukraine di tản sang Đức, hay khi chuyển vào căn hộ mới.

leftcenterrightdel
 Chị Quỳnh (bên phải cùng) và gia đình bà Lý, con gái tại lễ Giáng sinh 2022 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Cảm động tình đồng bào

Gia đình bà Đào không khỏi ngạc nhiên, cảm động trước tình cảm của những người đồng bào dành cho mình. Họ, những người không phải ruột thịt, thân thích, nhưng nhiệt tình giúp đỡ. Nhờ có những người như bà Mai Lý mà kiều bào từ vùng xung đột phải đi lánh nạn cũng đã tạm thời hòa nhập dễ dàng hơn trong môi trường mới.

Chị Quỳnh đã gửi lời cảm ơn đến bà Mai Lý: "Em rất biết ơn khi được cô Lý giúp đỡ từ khi sang Đức lánh nạn. Em biết có nhiều người kém may mắn hơn mình, sang từ rất lâu rồi mà vẫn loay hoay không biết làm sao. Càng tuyệt vời hơn khi Tết Nguyên đán năm nay, gia đình em được đón một cái Tết thật trọn vẹn, bình yên và đầm ấm dù còn bỡ ngỡ ở Đức.

leftcenterrightdel
Sinh nhật lần thứ 18 của Quỳnh (ngoài cùng bên trái) vào ngày 2/4/2022, chụp tại nhà riêng của bà Mai Lý tại Đức (Ảnh: Nhân vật cung cấp). 

Trong thời gian ở Đức, họ đi học tiếng miễn phí ở Trung tâm giáo dục quận Wolfenbüttel. Những ngày cuối tuần thì đi làm để trang trải cuộc sống. Nhiều chi phí sinh hoạt, khám chữa bệnh cũng được miễn cho những người tị nạn, vì vậy hai mẹ con giờ đã có thể sẵn sàng tận hưởng niềm vui dịp Tết đến.

"Tết này, gia đình em vẫn chuẩn bị những món ăn quen thuộc của Việt Nam như bánh chưng, nem rán. Em đang là sinh viên năm nhất của Đại học Y khoa quốc gia Kharkov (Ukraine) thì xung đột xảy ra. Em mong Tết năm nay sẽ mở ra một cuộc sống mới cho em, cho những ước mơ và hy vọng tương lai sẽ trở thành bác sĩ".

Theo thoidai