leftcenterrightdel
 Người lao động Nhật Bản có khả năng bị đe doạ, thao túng tâm lý để tiếp tục gắn bó sau khi xin từ chức. Ảnh minh hoạ: SoraNews24.

Hàng loạt nhân sự trẻ ở Nhật Bản tìm đến các agency (đơn vị trung gian) giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyết định nghỉ việc như đòi lương, tránh bị khấu trừ thu nhập và xử lý xung đột với lãnh đạo.

Dân số suy giảm của đất nước mặt trời mọc khiến quyết định từ chức của người lao động trẻ trở thành nỗi ác mộng đối với các công ty. Một số doanh nghiệp sử dụng những biện pháp cực đoan như thao túng tâm lý hay đe doạ khấu trừ lương để giữ chân nhân sự.

Nhiều lãnh đạo còn xé nát đơn xin nghỉ việc của nhân viên, ép buộc người lao động ở lại, tiếp tục gắn bó với tổ chức. Những tình huống như vậy thúc đẩy sự phát triển của các agency hỗ trợ nghỉ việc, theo SCMP.

Đòi lương, giải quyết xung đột với sếp

Mô hình kinh doanh này bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 2017. Một agency có trụ sở ở Tokyo tiết lộ một số trường hợp đặc biệt mà họ từng xử lý.

Một doanh nghiệp từ chối trả lương sau khi nhân viên nộp đơn xin từ chức. Agency này lập tức vào cuộc, thông báo cho công ty đó rằng hành động giữ lại lương của người lao động là bất hợp pháp.

leftcenterrightdel
 Agency hỗ trợ nghỉ việc được nhiều người lao động Nhật Bản tìm đến để giải quyết tranh chấp với công ty cũ. Ảnh minh hoạ:Pexels/Thirdman.

Lúc này, doanh nghiệp trên nhanh chóng thay đổi chiến thuật, ứng phó bằng cách đổ lỗi cho nhân sự. Họ tuyên bố “tổn thất khi nhận đơn từ chức đột ngột”, đồng thời yêu cầu nhân sự “bồi thường, bù đắp cho vị trí bỏ trống”.

Một trường hợp khác bao gồm hành vi đe dọa nghiêm trọng cũng nằm trong hồ sơ của agency trên. Cụ thể, sau khi nghỉ việc, một nhân viên bị sếp đe dọa, luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Nếu không thuê agency giải quyết hộ, nhân sự của công ty này khó đưa ra quyết định nghỉ việc. Các doanh nghiệp như vậy thường hợp tác với công ty tư vấn luật pháp để giải quyết tranh chấp hiệu quả.

Chi phí dịch vụ mà người lao động phải trả cho các agency hỗ trợ nghỉ việc dao động từ 160-320 USD. Đây là mức phí để nhân sự đòi lại công bằng và rời khỏi công ty cũ một cách bình yên.

Không chỉ ở Nhật Bản

Ý tưởng táo bạo này lập tức thu hút sự chú ý của người lao động trẻ ở Trung Quốc. Nhân sự ở xứ tỷ dân thể hiện thái độ ủng hộ, hưởng ứng với sáng kiến trên, mong muốn thấy sự phát triển của các agency hỗ trợ nghỉ việc trong tương lai.

Vào tháng 3, Li Zongheng, một blogger người Trung Quốc, khiến người theo dõi thích thú khi đăng tải một video về tương lai đảo ngược của thị trường lao động lên mạng xã hội Douyin. Trong bối cảnh giả lập đó, sinh viên mới tốt nghiệp không còn phụ thuộc vào nhà tuyển dụng để tìm kiếm việc làm.

leftcenterrightdel
 Các agency hỗ trợ nghỉ việc có thể đem lại công bằng và an toàn cơ bản cho nhân sự. Ảnh minh hoạ:Pexels/Mart Production.

Thay vào đó, họ có quyền phỏng vấn các lãnh đạo, lựa chọn doanh nghiệp sẽ đầu quân dựa trên hiệu suất làm việc và thành tích lao động mà công ty đạt được. Video của Li nhận về 5 triệu lượt thích.

Nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc cũng mong muốn cách thức giải quyết nghỉ việc thông qua agency tại Nhật Bản nhanh chóng được áp dụng ở xứ tỷ dân. Đây được xem là một phần của phong trào chống lại thói quen làm việc đến kiệt sức tại Trung Quốc.

Với sự an toàn và công bằng cơ bản mà các agency có thể mang lại, người lao động sẽ tự tin hơn khi đưa ra quyết định nghỉ việc, bớt lo lắng về nguy cơ bị trả đũa, dẫn đến tình trạng thiệt hại cả về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Theo lifestyle.znews