leftcenterrightdel
 Nhân viên làm việc tại một văn phòng du lịch ở Seoul. Ảnh: Yonhap

Một quản lý cấp cao tại một trong những doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc tỏ ra e ngại khi được bổ nhiệm lên vị trí giám đốc điều hành. Anh cho biết chức vụ lớn hơn đòi hỏi trách nhiệm nhiều hơn so với vị trí hiện tại, mặc dù có khả năng được trả lương cao hơn.

“Lợi ích duy nhất là được ô tô cấp ô tô. Nhưng tôi không muốn mặc vest mỗi ngày để tham dự các cuộc họp kinh doanh”, người đàn ông này chia sẻ.

Tạ Hàn Quốc, không hiếm người lao động đồng tình với quan điểm trên.

Theo trang mạng Korea Times, tình hình kinh tế suy thoái đã khiến người lao động ở độ tuổi 40 và 50 không muốn được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc điều hành, vốn bị coi là chức vụ tạm thời và do đó dễ bị sa thải.

Bên cạnh đó, xu hướng ưu tiên cuộc sống cá nhân gần đây thậm chí còn khiến một số nhân viên cấp thấp ở độ tuổi 20 và 30 không hào hứng với việc được thăng chức.

Một kỹ sư giấu tên ở độ tuổi 30, đang làm việc cho một công ty con của Tập đoàn ô tô Hyundai, không mong muốn được thăng chức lên quản lý. Mặc dù có thể nhận được mức lương cao hơn, nhưng anh muốn duy trì vị trí hiện tại để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như tập trung hơn vào lĩnh vực chuyên môn của mình.

Theo người này, ở vị trí nhân viên, anh vẫn làm việc cho doanh nghiệp và được nghỉ phép hàng năm nhiều hơn người quản lý, cũng như không bị đánh giá hiệu quả.

Dựa trên xu hướng này của các nhân viên trẻ, các liên đoàn lao động tại các tập đoàn lớn gần đây đã xây dựng lại nỗ lực nhằm đảm bảo quyền từ chối thăng chức.

Trong một cuộc đàm phán vào đầu năm nay, công đoàn của công ty đóng tàu HD Hyundai Heavy Industries đã kêu gọi ban lãnh đạo cho phép các nhân viên từ chối việc được thăng chức, đồng thời yêu cầu công ty không sa thải nhân viên hoặc cắt giảm lương khi họ chọn không chấp nhận thăng chức.


Pause

Unmute
Remaining Time -9:44
Unibots.com
Trước yêu cầu của công đoàn công ty, ban quản lý từ chối, coi đây là hành vi xâm phạm thẩm quyền đối với các vấn đề nhân sự.

Trước đó, vào năm 2016, công đoàn của Hyundai Motor và HD Hyundai đưa ra yêu cầu tương tự. Tuy nhiên, những đề xuất này cũng bị phê bình là ích kỷ và là triệt tiêu khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất Hàn Quốc.

Tuy nhiên, về phía công đoàn và những người lao động trẻ, họ không coi yêu cầu đó là ích kỷ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và tình trạng suy thoái kinh tế dai dẳng. Giới trẻ Hàn Quốc ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đảm bảo công việc hơn là mức lương cao hơn và tăng quyền hạn tại nơi làm việc.

Các chuyên gia dự đoán sẽ ngày càng xuất hiện nhiều yêu cầu về quyền từ chối thăng tiến trong công việc, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng “lặng lẽ bỏ việc”, bao gồm việc chỉ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của công việc và không đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn mức cần thiết, dần trở nên phổ biến.

Giáo sư Kim Ran-do tại Đại học Quốc gia Seoul nhận định: “Hệ thống thăng tiến đang trên đà trở thành một di tích của quá khứ. Người lao động ngày nay không sẵn sàng ở lại nơi làm việc lâu dài hoặc chịu trách nhiệm về công ty”.

Theo baotintuc