Việc lựa chọn giới tính hay phá thai theo giới tính rất phổ biến ở Ấn Độ.


Các gia đình Ấn Độ có truyền thống thích đẻ con trai vì con trai được coi là người kiếm ăn nuôi gia đình và nối dõi dòng tộc. Con gái thường bị coi là gánh nặng tài chính vì đến tuổi lấy chồng, bố mẹ phải chi tiền hồi môn và số tiền này sẽ theo cô dâu đến nhà chồng, theo RTE.

Dù luật pháp cấm lựa chọn giới tính thai nhi và phá thai vì lựa chọn giới bị đổ lỗi cho tỷ lệ chênh lệch 940 nữ/1.1000 nam trong cuộc tổng điều tra dân số lần trước. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng vẫn tiếp tục đẻ con đến khi nào có được số con trai mong muốn, theo báo cáo khảo sát kinh tế thường niên của chính phủ Ấn Độ công bố hôm 29/1.

"Các gia đình đã sinh được con trai có xu hướng ngừng đẻ con, còn các gia đình sinh toàn con gái có xu hướng vẫn tiếp tục", trích báo cáo.

Các cặp vợ chồng Ấn Độ, đặc biệt là phụ nữ, phải đối mặt với áp lực rất lớn để sinh được con trai, nhiều gia đình ở nông thôn không cho con gái đi học hay ép con tảo hôn. Các gia đình giàu có cũng có xu hướng thích đẻ con trai hơn con gái.

Các bang bị ám ảnh với việc sinh con trai nhiều nhất là Punjab và Haryana, bang ít nhất là Meghalaya, theo BBC. Tại Punjab và Haryana, cứ 1.200 trẻ trai dưới 7 tuổi mới có 1.000 trẻ gái cùng độ tuổi. 

Theo VNExpress