Đến từ Vương quốc Anh, cô từng nghe nói về những nơi cho thuê quần áo trẻ em trả phí hằng tháng. Điều này phổ biến ở châu Âu nhưng tại Úc nơi Lane đang sống, nó hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy, Lane đã thành lập một doanh nghiệp nhỏ mang tên Koala, chuyên cho thuê quần áo trẻ em.

leftcenterrightdel
 Christina Lane đã thành lập Koala cho thuê quần áo trẻ em từ khi cô mang thai con đầu lòng - Ảnh: ABCNEWS

Ở Úc, rác thải quần áo trẻ em đã góp phần đáng kể vào hơn 200.000 tấn quần áo bị đưa đến bãi rác mỗi năm.
“Ban đầu, việc cho thuê quần áo trẻ em là một khái niệm rất mới. Mọi người có thể gặp khó khăn trong việc tìm hiểu, lựa chọn. Dù vẫn còn vài sự “khó chịu” về quan niệm đồ cũ nhưng tôi nhận thấy mọi người đã từ từ thay đổi và chấp nhận” - cô cho biết.

Peter Allan - Giám đốc SRU (nghiên cứu thúc đẩy sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên) - cũng tập trung vào việc thay đổi thành kiến của các bậc cha mẹ về quần áo trẻ em đã qua sử dụng. Ông đang nỗ lực để tạo ra một chương trình quốc gia do liên bang tài trợ nhằm giảm lượng rác thải tràn lan trong ngành may mặc. Allan cho biết, quần áo trẻ sơ sinh và trẻ em đặt ra những thách thức đặc biệt về tính bền vững vì quần áo không thể “lớn” theo kịp sự phát triển của trẻ.

Allan còn gợi ý, ngoài việc mua hàng từ các tiệm tạp hóa và chợ trực tuyến, các bậc cha mẹ nên phát triển các nhóm trong phạm vi gia đình và bạn bè để trao đổi quần áo trẻ em.

Bà mẹ 2 con Vira Higgins - ở phía bắc New South Wales (Úc) - thường mua quần áo cũ chất lượng cao bất cứ khi nào có thể. Tuy vậy, điều đó trở nên khó khăn hơn khi thời trang nhanh ngày càng phổ biến ở các cửa hàng tiết kiệm. Lời khuyên của cô dành cho các bậc cha mẹ là hãy lên kế hoạch trước nhiều năm cho tủ đồ của con mình.

Theo phụ nữ TPHCM