leftcenterrightdel
 Cô Marlene Engelhorn

Cô Marlene Engelhorn, 31 tuổi, gửi thư mời khảo sát ngẫu nhiên đến khoảng 10.000 người tại Áo. Sau khi những người tham gia khảo sát hoàn thành, cô sẽ lựa chọn 50 người để thành lập Hội đồng Việc tốt (Guter Rat), nhằm hỗ trợ trong quyết định về việc phân phát số tiền thừa kế khổng lồ trị giá 27 triệu USD của mình.

Cô Engelhorn đã nhận được số tiền này từ bà của mình, tỷ phú Traudl Engelhorn-Vechiatto, vào năm 2022. Cô quyết định sử dụng đến 90% số tiền này để làm từ thiện và đóng góp cho xã hội, đồng thời ủng hộ việc đánh thuế người giàu và tài sản thừa kế, mặc dù Áo chưa áp dụng chính sách này.

Gia đình của cô Engelhorn có nguồn gốc từ Friedrich Engelhorn, người sáng lập tập đoàn dược phẩm BASF của Đức. Forbes từng ước tính gia tài của bà Traudl Engelhorn-Vechiatto lên đến 4,2 tỷ USD.

Cô Engelhorn lý giải động lực của mình cho việc mở dự án làm từ thiện: "Khối tài sản này được tích góp bởi nỗ lực của người khác. Gia đình tôi chỉ kế thừa quyền sở hữu một doanh nghiệp, nhờ giành lấy mọi thành quả công sức lao động của mọi người."

Cô Engelhorn cho rằng nhiều người thừa kế trong tầng lớp giàu không đóng góp đủ cho xã hội và hưởng lợi quá lớn từ hệ thống thuế hiện hành. Trong khi đó, tình trạng người nghèo và người thiếu việc làm đang tăng trở lại tại Áo. Cô không muốn tự mình làm từ thiện và cho rằng số tiền thừa kế cũng là "quyền lực vốn không thuộc về mình".

"Thừa kế đã trở thành một nguồn bất công xã hội. Một người được thừa kế tài sản là nhờ họ được sinh ra đúng làm chủ, ngay cả khi họ không cần đến vị trí đó. Thừa kế đồng nghĩa với việc một người sẽ luôn đứng trước cánh cửa cơ hội được mở rộng, cánh cửa mà một số người không bao giờ có cơ hội với tới", cô Engelhorn đã chia sẻ quan điểm của mình.

Cô chủ trương hội đồng hiến kế gồm thành viên từ mọi tầng lớp xã hội và có thể đại diện cho người dân Áo. Các thành viên Guter Rat sẽ họp tổng cộng 6 tuần trong vòng 3-6 tháng để thảo luận cùng với cô Engelhorn, và cô sẽ chi trả phí ăn ở, đi lại và thù lao cho các thành viên của nhóm.

Theo Eurostat, một tổ chức thuộc Ủy ban châu Âu (EC), tình trạng đói nghèo đối với công dân Áo đang ở mức 14,80%, gần bằng mức thấp kỷ lục 15,20% trong giai đoạn khủng hoảng tài chính và nợ công năm 2008.

Khoảng 50% tài sản tại Áo được kiểm soát bởi nhóm 1% người giàu có nhất trong dân số. Phần lớn những người trong nhóm này thừa kế tài sản từ thế hệ trước.

Theo baophapluat