leftcenterrightdel

Janja Garnbret (sinh năm 1999) được mệnh danh "cô gái vàng" của môn leo núi thể thao, là niềm tự hào của Slovenia ở nhiều giải đấu lớn. Tháng 7/2015, khi vừa tròn 16 tuổi, cô đã đủ điều kiện tham dự các cuộc thi IFSC Climbing World Cup.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel

Garnbret khiến nhiều người kinh ngạc trước sức mạnh của mình. Năm 2021, cô giành huy chương vàng tại Olympic Tokyo. Tính đến tháng 9 năm nay, cô gái 23 tuổi đã giành được 37 danh hiệu cúp thế giới và có 56 lần bước lên bục vinh quang. Tháng 4/2022, sau khi giành chiến thắng tại IFSC Climbing World Cup, cô đã tuyên bố sẽ bỏ qua các sự kiện leo núi khác để tập trung cho Giải Vô địch châu Âu.

leftcenterrightdel

Nữ VĐV có gần 500.000 người theo dõi trên Instagram. Cô cho biết tự quản lý trang cá nhân của mình. Đây cũng là nơi cô chia sẻ về những thành công, thất bại, những khoảnh khắc tuyệt vời và cả những ngày tồi tệ... "Tôi cũng nhận được những bình luận tiêu cực. Nhưng tôi cố gắng không để tâm đến chúng, chỉ làm những gì mình cho là đúng. Mạng xã hội sẽ rất hữu ích nếu chúng ta biết sử dụng nó".

leftcenterrightdel

Để giành được vô số giải thưởng lớn, cô gái 23 tuổi cũng trải qua nhiều khó khăn, không ít lần chấn thương và gặp nguy hiểm. Năm 2013, cô bị mẻ một phần xương ngón tay giữa khi leo núi. “Tôi phải bó bột trong 3 tuần rồi mới quay lại leo núi được. Khi còn trẻ, tôi nghĩ mình có những ngón tay rất khỏe. Nhưng khi gặp chấn thương, bạn phải ngừng leo và chữa trị vết thương trước”, Garnbret chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNA.

leftcenterrightdel

Hành trình giành HCV Olympic của Garnbret được ghi lại trong bộ phim, "The Wall: Climb For Gold". Có nhiều bài tập khó đến mức cô rơi nước mắt vì mệt mỏi. "Khi chuẩn bị cho Thế vận hội, tôi tập luyện 10 tiếng mỗi ngày. Lúc đó, cuộc sống của tôi thực sự chỉ là tập luyện, ăn, ngủ và lặp đi lặp lại", cô nói.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel

Hành trình giành HCV Olympic của Garnbret được ghi lại trong bộ phim, "The Wall: Climb For Gold". Có nhiều bài tập khó đến mức cô rơi nước mắt vì mệt mỏi. "Khi chuẩn bị cho Thế vận hội, tôi tập luyện 10 tiếng mỗi ngày. Lúc đó, cuộc sống của tôi thực sự chỉ là tập luyện, ăn, ngủ và lặp đi lặp lại", cô nói.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel

Động lực giúp cô vượt qua “những giai đoạn tồi tệ” là được thấy bản thân tiến bộ. Những ngày không tìm thấy động lực, cô giữ nhịp độ tập luyện của mình bằng kỷ luật. “Tôi biết mình phải làm gì trong buổi tập và tiếp tục bởi tin rằng những ngày tươi đẹp đang đến”.

Theo zingnews