leftcenterrightdel
 Các thành viên của AzMina, một hãng tin do phụ nữ lãnh đạo ở Brazil

Góc nhìn qua lăng kính giới

Bất chấp nhiều thách thức, đội ngũ nhà báo nữ vẫn ủng hộ việc đưa tin về các vấn đề của phụ nữ và các vấn đề rộng hơn như khí hậu, chính trị và kinh doanh thông qua lăng kính giới. Một số cơ quan truyền thông độc lập do phụ nữ lãnh đạo hoặc ủng hộ nữ quyền đang đi đầu trong xu hướng này. 

Bằng các ngôn ngữ khác nhau, tạp chí trực tuyến AzMina của Brazil, HerStory của Uganda, BONews Service của Nigeria và Boju Bajai của Nepal đều là một phần của phong trào này.

Bình luận về các hãng tin do phụ nữ lãnh đạo, cô Sarah Macharia, người phụ trách GMMP, cho biết, cơ hội việc làm trên các phương tiện truyền thông chính thống bị thu hẹp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sự xuất hiện của các hãng tin nhỏ do phụ nữ lãnh đạo.

 "Tương tự như các doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, động lực thành lập các cơ quan truyền thông vi mô được thúc đẩy bởi mong muốn cung cấp dịch vụ cho cộng đồng", cô nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Một diễn đàn về phụ nữ do HerStory tổ chức ở Uganda

Cô Carolina Oms đã nổi tiếng ở Brazil trước khi thành lập phòng tin tức nữ quyền, ưu tiên kỹ thuật số AzMina vào năm 2015. Cô từng là phóng viên của Valor Econômico, một trong những tờ báo về kinh tế lớn nhất Brazil. Oms hiện là Giám đốc của AzMina. 

Cô định nghĩa AzMina là phương tiện truyền thông ủng hộ nữ quyền đầu tiên ở Brazil lên tiếng về nạn giết hại phụ nữ, ủng hộ quyền phá thai… Nhóm của AzMina đều là phụ nữ, trái ngược với các hãng tin tức ở Brazil, nơi phụ nữ chỉ chiếm 41,8% vị trí đưa tin.

Đối với Culton Scovia, người đã ra mắt HerStory ở Uganda vào tháng 1/2022. Nền tảng này tập trung vào chủ đề nữ quyền, góp tiếng nói xóa bỏ những định kiến giới thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống ở quê hương cô.

Trong khi đó, hãng tin Boju Bajai ở Nepal bắt đầu hoạt động vào năm 2016 dưới dạng Podcast. Người đồng sáng lập Bhrikuti Rai là nhà báo trong hơn 10 năm cho các tờ: Nepali Times, The Kathmandu Post và Los Angeles Times. 

Cô gặp nhà thơ, người đồng sáng lập Itisha Giri trong buổi diễn tập cho "The Vagina Monologues" vào năm 2016. Rai và Giri thường thảo luận về báo chí ở Nepal và thái độ đối với phụ nữ trên mạng. Cô nói: "Các phương tiện truyền thông không ưu tiên hoặc không có chỗ cho những vấn đề phụ nữ. Phần lớn đàn ông điều hành các hãng tin ở Nepal". 

Ý tưởng của Boju Bajai là cung cấp một không gian thay thế cho khán giả là phụ nữ ở Nepal. Cuộc trò chuyện ấn tượng nhất của Rai và Giri bằng tiếng Nepal và tiếng Anh là về nạn tấn công tình dục nhằm vào phụ nữ.

leftcenterrightdel
Một chương trình podcast của Boju Bajai (Nepal) do Bhrikuti Rai và Itisha Giri thực hiện 

Tập trung trang bị kỹ năng cho phụ nữ

AzMina muốn khán giả sử dụng những câu chuyện do họ sản xuất, thường tập trung vào các kỹ năng, giải pháp. Ví dụ, câu chuyện được đăng tải gần đây về việc phá thai, bao gồm thông tin về những việc cần làm nếu bạn muốn phá thai, bạn có những quyền gì khi nằm viện và những điều không nên làm sau thủ thuật.

Các podcast của Boju Bajai hiện tập trung vào những câu chuyện tường thuật, qua lăng kính nữ quyền. Đó là những câu chuyện về sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tuyến đầu, điều tra về việc đàn ông di cư ồ ạt có ý nghĩa như thế nào đối với cấu trúc xã hội cũng như ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái. 

Bên cạnh podcast, Boju Bajai đã phát triển các sản phẩm khác để tiếp cận nhiều đối tượng khán giả khác nhau, gồm: Cold Takes, một bản tin tổng hợp những câu chuyện về nữ quyền ở Nepal, tạo ra không gian để phê phán việc đưa tin không chính xác về các vấn đề phụ nữ và bạo lực trên cơ sở giới.

Nhu Thụy/Nguồn: Reuters