Siêu mẫu Waris Dirie
Cô bị cưỡng hiếp khi mới lên 4 tuổi.
Khi lên 5 tuổi, Waris Dirie cùng với tất cả những bé gái khác đều phải trải qua hủ tục cắt âm vật. Cô vẫn nhớ như in cái cảm giác phẫn nộ đó: "Họ cố gắng để khiến tôi tin rằng đây là việc do Thượng đế sắp đặt. Tôi không ngừng nghĩ rằng lẽ nào Thượng đế hận tôi thế sao? Nếu thật sự ông hận tôi như vậy, tôi cũng không cần ông".
Thời gian đó, một cô bé 5 tuổi phải sống một mình trong ngôi nhà tạm dưới gốc cây để đợi vết thương lành. Rất nhiều bé gái đã mất đi tính mạng vì mất quá nhiều máu hoặc vết thương bị nhiễm trùng.
Waris Dirie nhớ lại cô nằm trên đất và không ngừng nói: "Thượng đế, ông phải để tôi sống sót. Đó là việc ông đã nợ tôi".
"Từ bé tôi đã không phải là kiểu con gái mà bố mẹ muốn. Tôi cố chấp, bướng bỉnh và không ngừng đưa ra những chất vấn, nghi ngờ mọi thứ".
13 tuổi, bố quyết định gả Waris Dirie cho một người đàn ông 61 tuổi để đổi lấy 5 con lạc đà.
Khi sắp phải đối mặt với đám cưới, cô bỏ chạy bằng chân trần đến sa mạc, chạy đến nhà người thân ở Mogadishu.
Cô nói: "Tôi biết rằng đa số phụ nữ địa phương đã kết hôn đều nhẫn nhịn một cách vô điều kiện. Họ cực kỳ tuyệt vọng. Lúc đó, tôi đã nghĩ lẽ nào tôi sinh ra để bị ngược đãi như vậy sao? Tôi thấy rõ ràng rằng với năng lực của mình, tôi nhất định có thể làm được điều gì đó".
Waris Dirie giành được nhiều giải thưởng lớn.
Cô của Waris Dirie lấy một đại sứ Somalia tại Anh. Nhờ đó, Waris Dirie được đưa đến London, trở thành người giúp việc. Sau đó, cô học tiếng Anh và làm việc tại một cửa hàng McDonald. Và chính tại nơi này, cô đã được phát hiện bởi một nhiếp ảnh gia.
Đến thập niên 90, Waris Dirie đã trở thành người mẫu nổi tiếng thế giới, gương mặt bìa của nhiều tờ tạp chí thời trang, người đại diện của Chanel và trở thành nữ diễn viên gợi cảm nhất của phim "The Living Daylights" (1987).
Cuộc sống của người mẫu luôn lấp lánh hào quang của sân khấu nhưng cuối cùng Waris Dirie đã từ bỏ.
Cô nói: "Tôi luôn cảm giác những điều đó rất phù phiếm, giả tạo. Tôi chỉ cần nghĩ đến những bé gái đang phải chịu đựng nỗi đau đớn đó là không thể ngủ được".
"Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ nói với thế giới, tại một nơi nào đó, một góc mà chúng ta không nhìn thấy vẫn còn những sự tra tấn như hủ tục cắt âm vật. Điều này không phải đối với bất kỳ ai mà là đối với phụ nữ, một trận chiến chẳng ai biết".
Waris Dirie nói rằng ngày nay mọi người biết nhiều hơn về hủ tục cắt âm vật nhưng những năm 1990, lý do cô ấy trở thành "đấu sỹ cho nữ quyền" của châu Phi là vì sự thờ ơ của mọi người.
Waris Dirie đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nghệ thuật.
Danh tiếng đã khiến cô có nhiều cơ hội. Trong một cuộc phỏng vấn tạp chí năm 1997, lần đầu tiên cô kể về quá trình cắt âm vật của mình trước rất nhiều người. Sau đó, cô trở thành đại sứ đặc biệt của Liên hợp quốc vận động bài trừ hủ tục cắt âm vật. Đến năm 2002, Waris Dirie đã thành lập Quỹ Hoa sa mạc, tên gọi được đặt theo ý nghĩa tên của cô trong tiếng Somalia. Từ đó, cô chính thức triển khai một loạt hành động chống hủ tục cắt âm vật.
Theo thống kê của WHO, toàn thế giới có hơn 140 triệu phụ nữ bị cắt âm vật và mỗi năm đều có 3 triệu trường hợp phát sinh. Bộ phận dưới của họ bị khâu lại, còn cơ quan sinh dục bên ngoài thì bị cắt bỏ hoàn toàn.
Cuốn tự truyện của Waris Dirie.
Năm 1998, Waris Dirie đã hoàn thành xong cuốn tự truyện đầu tiên có tên
"Desert Flower" (Hoa sa mạc). Tác phẩm này đã nhanh chóng lọt vào top sách bán chạy trên thế giới. Trong tự truyện, cô cũng tiết lộ về lần bị hãm hiếp năm lên 4 tuổi. Năm 2009, bộ phim "Desert Flower" được công chiếu trên toàn thế giới.
Cô nói: "Đây là một sự bạo hành đối với những đứa trẻ và có liên quan đến tất cả chúng ta. Nếu ai đó nhìn sự việc này bằng tôn giáo, chủng tộc hay đôi mắt có màu thì thật là sai lầm".
Waris Dirie đã đấu tranh vì nụ cười của các em gái trước hủ tục cắt âm vật.
Waris Dirie cho rằng chống là hủ tục này cũng là một hành động bảo vệ trẻ em, không nên khoác lên nó những thứ nặng nề như chủ nghĩa sắc tộc.
"Nếu chúng ta có thể công khai nói về những chuyện này trên các phương tiện truyền thông và các chính trị gia cùng hành động thì khi đó đây với trở thành cuộc chiến của tất cả mọi người".
Waris Dirie, 61 tuổi, đang sống cùng 4 đứa con tại Ba Lan. Cô nói hằng ngày cô đều nhận được thư và điện thoại của những phụ nữ muốn tử tự.
Waris Dirie với các em gái trên quê hương mình.
Cô nói: "Dù sao tôi vẫn cảm thấy hy vọng, tôi cũng đã thấy sự thay đổi của thế giới. Các phương thức thu thập thông tin của con người đang không ngừng phát triển. Tôi không muốn có những bé gái giống như tôi - phải đi khắp nửa thế giới mới biết những việc xảy ra với mình là sai lầm".
Lan Phương/TTXVN