leftcenterrightdel
 

Tháng 1 năm nay, Mitsuko Tottori được bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành đầu tiên của Japan Airlines (JAL), sau gần 40 năm bà gia nhập hãng này với tư cách một tiếp viên hàng không.

Sự thăng tiến của bà được xem là kỳ tích hiếm có ở một quốc gia nơi phụ nữ vẫn phải đối mặt với những rào cản lớn trong việc thăng tiến.

Bà Tottori nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở của hãng hàng không hôm 24/4 rằng: "Nhật Bản vẫn đang trong quá trình thiết lập mục tiêu ban đầu là tăng số lượng quản lý nữ. Tôi hy vọng Nhật Bản sẽ sớm trở thành nơi người dân không ngạc nhiên khi một phụ nữ trở thành tổng thống".

"Chúng tôi thực sự muốn tăng số lượng quản lý là phụ nữ và hơn thế nữa, tôi nghĩ điều quan trọng là bản thân họ phải mong muốn hoạt động tích cực, vì vậy tôi thực sự hy vọng sẽ thấy ngày càng nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn trong tương lai", bà nói thêm.

Xuất thân khác biệt

Bà Tottori (59 tuổi) bắt đầu sự nghiệp tại hãng hàng không quốc gia vào năm 1985. 30 năm sau, vào năm 2015, bà trở thành giám đốc cấp cao về tiếp viên hàng không và liên tục được thăng cấp.

Xuất thân của bà rất khác so với những người tiền nhiệm.

leftcenterrightdel
 Bà Tottori bắt đầu sự nghiệp tiếp viên hàng không vào năm 1985. Ảnh:Japan Airlines.

Việc một cựu tiếp viên hàng không lên vị trí cao nhất là điều rất hiếm. Trong số 10 chủ tịch JAL gần đây nhất, có 7 người tốt nghiệp Đại học Tokyo danh tiếng. Ngược lại, Tottori theo học trường Cao đẳng Nữ sinh Kwassui hai năm ở Nagasaki, một phần của mạng lưới các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học cho phụ nữ.

Người tiền nhiệm của bà Tottori có kiến thức nền tảng về bảo trì hàng không, trong khi người đứng đầu trước đó khởi nghiệp là một phi công.

Một trong số lý do JAL đưa ra để thăng chức bà Tottori lên vị trí cấp cao là do "mức độ hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm thực địa về hoạt động và dịch vụ chuyến bay an toàn trong suốt sự nghiệp của bà". Và trong đại dịch Covid-19, bà đã "đóng góp đáng kể vào việc duy trì hoạt động an toàn".

Tottori đảm nhận vị trí cao nhất vào ngày 1/4, và việc bổ nhiệm bà diễn ra khi hãng hàng không đang giải quyết hậu quả từ vụ va chạm kinh hoàng của chuyến bay 516 tại sân bay Haneda của Tokyo vào ngày 2/1, cũng như hậu quả từ cuộc khủng hoảng an toàn đang diễn ra tại Boeing.

Khi hạ cánh xuống Haneda, máy bay chở khách Airbus A350 đã va chạm với một máy bay tuần duyên trên đường băng, khiến 5 người thiệt mạng. Tất cả 379 người trên chuyến bay 516 của JAL đã được sơ tán an toàn, trở thành kỳ tích nêu bật quy trình an toàn ấn tượng được tuân theo bởi phi hành đoàn.

Tottori nói rằng bà đã xem vụ tai nạn diễn ra trên TV. Bà khen ngợi phi hành đoàn và hành khách đã sơ tán nhanh chóng.

"Trước hết, tôi nghĩ sự hợp tác của khách hàng là rất lớn. Họ thực sự bình tĩnh làm theo hướng dẫn của tổ bay, điều mà tôi nghĩ là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra, tôi nghĩ điều quan trọng là kết quả của khóa đào tạo an toàn đã được hiện thực hóa đầy đủ", bà nói.

Tottori cho biết sẽ đặt sự an toàn lên hàng đầu. Năm bà gia nhập hãng hàng không, chuyến bay 123 của JAL từ Tokyo đến Osaka đã bị rơi, khiến 520 trong số 524 người trên máy bay thiệt mạng, đây vẫn là vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất trong lịch sử hàng không.

Shukor Yusof, người sáng lập Endau Analytics, chuyên theo dõi ngành hàng không, cho biết an toàn là điều tối quan trọng trong ngành hàng không và kinh nghiệm của Tottori sẽ giúp cải thiện các giao thức đó hơn nữa.

"Nhật Bản có 'văn hóa an toàn' tuyệt vời so với nhiều nước, kể cả những nước phát triển. Tôi thực sự nghĩ rằng một phụ nữ, đặc biệt là một người có thành tích với tư cách tiếp viên hàng không, có thể giúp cải thiện các quy trình an toàn vốn đã cao tại JAL", ông nói.

Thúc đẩy phụ nữ nắm quyền

Việc bổ nhiệm Tottori diễn ra khi Japan Inc đang nỗ lực giải quyết khoảng cách giới tính rõ ràng và cải thiện sự đa dạng tại các công ty hàng đầu.

Nhật Bản được xếp hạng 125 trên 146 quốc gia trong Chỉ số khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2023 của Diễn đàn kinh tế thế giới - tụt 9 bậc so với năm trước và tụt xa so với các quốc gia thuộc Nhóm 7 quốc gia phát triển (G7) khác.

Xét theo khu vực châu Á, Nhật Bản xếp hạng kém nhất về bình đẳng giới, xếp cuối cùng sau Myanmar và Fiji.

leftcenterrightdel
 Bà Tottori bắt đầu sự nghiệp tiếp viên hàng không vào năm 1985. Ảnh:Japan Airlines.
 

Theo báo cáo Khoảng cách giới tính toàn cầu, tính đến năm 2023, chỉ có 12,9% vị trí cấp cao và lãnh đạo do phụ nữ nắm giữ.

"Có những nhân viên nữ đang gặp khó khăn trên bước đường sự nghiệp hoặc trải qua những biến cố trong cuộc đời. Tôi hy vọng tôi có thể mang lại cho họ sự can đảm hoặc thúc đẩy họ thực hiện bước tiếp theo sau khi tôi được bổ nhiệm chức chủ tịch", Tottori nói hồi tháng 1.

Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu đưa 30% phụ nữ vào vai trò quản lý cấp cao tại các công ty niêm yết lớn vào năm 2030 và cho biết họ sẽ có các nỗ lực xây dựng cơ chế khuyến khích phụ nữ.

Nhưng sự thay đổi từ bên trong diễn ra rất chậm.

Tiến sĩ Seijiro Takeshita, giáo sư quản lý và thông tin tại Đại học Shizuoka, cho biết doanh nghiệp Nhật Bản chưa làm đủ để đảm bảo có phụ nữ trong ban điều hành được thăng chức lên các vị trí C-Suite (thuật ngữ được sử dụng để mô tả các vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của công ty).

"Truyền thống, tập quán và văn hóa là tảng đá khó phá vỡ. Nhưng đang có sự biến chuyển. Việc một phụ nữ trở thành CEO của công ty hàng đầu Nhật Bản là một dấu hiệu tích cực", ông nói.

Takeshita nói việc bổ nhiệm Tottori sẽ được công chúng và các bên liên quan đánh giá "rất tích cực", đặc biệt khi bà đi theo con đường "không ưu tú" và thăng tiến trong các cấp bậc của công ty.

Ông nói: "Nữ phi hành đoàn trở thành CEO được đánh giá rất tích cực - đặc biệt là bởi các nhân viên của JAL, những người rất muốn thấy 'đồng đội' của họ trở thành CEO hơn là CEO của các công ty hoặc quan chức hoặc cựu chính trị gia khác".

Theo Yusof, JAL đã phục hồi khá tốt sau đại dịch Covid-19, tận dụng sự quan tâm cao của khách du lịch đối với đất nước này.

Theo lifestyle.znews