Tuy nhiên, đáng buồn là vì quá bình yên nên thế hệ người trẻ sinh ra tại đây đến tuổi trưởng thành thường không chọn lập nghiệp ở mảnh đất này, thay vào đó, họ rời quê đến những thành phố phát triển hơn.
Hệ lụy của vấn đề đã đẩy dân cư của thị trấn già hóa nhanh chóng. Tuổi tác cao, khả năng lao động hạn chế, nơi sinh sống thời tiết khắc nghiệt, có thể nói, cuộc sống của các cụ già tại Kamikatsu vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Mãi cho đến những năm cuối thập niên 1980, một chàng trai trẻ có tên Tomoji Yokoishi được cử đến Kamikatsu chỉ đạo kinh doanh nông nghiệp đã cứu thị trấn tách biệt này, đúng hơn là các cụ già thoát khỏi cảnh khốn đốn.
Cụ thể, trong một lần đi ăn ở Kamikatsu, Yokoishi đã phát hiện những chiếc lá quen thuộc khắp thị trấn được dùng để trang trí các đĩa sushi vô cùng bắt mắt, tinh tế. Thậm chí nhiều khách du lịch còn ngỏ ý mang những chiếc lá này về làm kỷ niệm.
Nhận thấy tiềm năng kinh doanh cực kỳ lớn, Yokoishi bắt đầu thành lập thương hiệu chuyên cung cấp lá cây trang trí cho nền ẩm thực nước Nhật.
Ban đầu, tuy gặp rất nhiều khó khăn khi phải tiêu hết số tiền cá nhân để khảo sát thị trường, tạo mối quan hệ, nghiên cứu trào lưu nhưng chỉ mất 2 năm sau, Yokoishi đã có thể trở thành “ông lớn” tiên phong trong lĩnh vực bán lá cây trang trí thức ăn cho rất nhiều nhà hàng nổi tiếng tại Nhật.
Tất nhiên, nguồn lao động chính hỗ trợ đắc lực cho Yokoishi không ai khác chính là các cụ bà ngay tại thị trấn Kamikatsu. Từ cơ sở chỉ có 4 cụ bà nhặt nhạnh lá cây, một thời gian ngắn sau con số này đã tăng lên hơn 200 người.
Riêng về thu nhập, Yokoishi cũng tìm cách giúp đỡ các cụ có một khoảng tiền cố định để chi tiêu hàng tháng mà không phải trông chờ, nương nhờ vào con cháu ở xa. Thoạt nghe có vẻ “ít ỏi, vừa vặn” nhưng thực chất, tổng thu nhập của các cụ hàng năm là một con số khổng lồ.
Tổng thu nhập hàng năm của các cụ ước tính đã rơi vào khoảng 260 triệu Yên (tương đương 52 tỷ đồng), thậm chí riêng thu nhập cá nhân, các cụ bà năng suất còn kiếm về cho mình được 10 triệu Yên/năm/người (tương đương 2 tỷ đồng).
Còn ở khía cạnh “hành nghề”, các cụ bà phải có sự tinh tế và tỉ mỉ nhất định trong khâu lựa chọn lá, từ vấn đề kích cỡ cho đến màu sắc phải đồng nhất mới đạt yêu cầu. Đó là chưa kể, mỗi mùa, mỗi giai đoạn khác nhau trong năm, các cụ phải thu hoạch từng loại lá đặc thù riêng biệt.
Ngày nay, các cụ còn được “huấn luyện” tiếp cận với công nghệ để chủ động hơn trong việc thu hoạch lá cây theo yêu cầu.
Old Fashioned