leftcenterrightdel
 Chính trị gia kì cựu và cựu Bộ trưởng tư pháp Martha Karua phát biểu trước người ủng hộ trong một cuộc vận động tại sân vận động Kirigiti tại Kiambu, Kenya vào tháng 8. Ảnh: Getty Images

Ngay trước hoàng hôn, Umra Omar lên một chiếc xuồng máy đi dọc con kênh Lamu lịch sử để tham gia các cuộc tiếp xúc cử tri. Khi chiếc thuyền vọt qua các hòn đảo đẹp như tranh vẽ và cập bến.

Umra Omar đến từ Lamu, một khu vực gần biên giới với Somali, được biết đến với văn hóa Swahili - một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Người phụ nữ 39 tuổi này là ứng cử viên nữ đầu tiên cho chức danh thống đốc của khu vực duyên hải này. Số lượng ứng cử viên nữ cho cuộc tổng tuyển cử ngày mùng 9 tháng 8 sắp tới tại Kenya hiện cao kỉ lục.

"Nếu chúng ta đề cập đến các khó khăn đang gặp phải bởi phụ nữ, trẻ em và các cộng đồng bản địa, chúng ta cũng phải nói về trận chiến chính trị", cô chia sẻ.

Omar là một nhân viên cứu trợ nhân đạo trong danh sách Anh hùng do CNN tổ chức bình chọn. Những năm qua, Omar đã tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cho các vùng sâu, vùng xa tại Lamu. Cô nói rằng mình tham gia tranh cử như một bước tiến tự nhiên sau 7 năm cung cấp "giải pháp chữa cháy tạm thời" cho hệ thống y tế xuống cấp.

"Nếu chúng ta đề cập đến các khó khăn đang gặp phải bởi phụ nữ, trẻ em và các cộng đồng bản địa, chúng ta cũng phải nói về trận chiến chính trị", cô chia sẻ lý do tham gia tranh cử. Thế nhưng, với phụ nữ nơi đây, việc tham gia chính trị là một trận chiến cam go.

Dù phụ nữ chiếm đến gần nửa số lượng cử tri chính thức, Kenya vẫn là đất nước với ít lãnh đạo nữ nhất ở Đông Phi. Dù luật pháp đất nước quy định tỉ lệ nam giới không được vượt quá 2/3 trong các cơ quan quyền lực, điều này chưa bao giờ được thực hiện trong 12 năm kể từ khi nó có hiệu lực. Nhưng lần bầu cử này có thể sẽ khác. 

Ngọn cờ đầu

Nếu lãnh đạo đảng Raila Odinga (đảng đối lập với đảng cầm quyền hiện nay) thắng, Kenya có thể có nữ phó tổng thống đầu tiên là bà Martha Karua, 64 tuổi.

Khi tranh cử chức danh tổng thống vào năm 2013, bà Kaura có ít hơn 1% số phiếu bầu, cách xa 5 ứng cử viên nam. Tuy vậy, trong 25 năm kể từ khi Kenya có một ứng cử viên nữ, đây là kết quả tốt nhất.  

leftcenterrightdel
 

Khi được hỏi liệu Kenya đã sẵn sàng cho một nữ tổng thống như người bạn láng giềng Tanzania, bà Kaura tỏ ra bất bình: "Câu hỏi đó ám chỉ phụ nữ không nên ở trên các phiếu bầu, vì tôi chưa từng được hỏi liệu Kenya đã sẵn sàng cho một nam tổng thống nam nữa. Câu hỏi kia tự thân đã là sự phân biệt. Tôi nghĩ rằng Kenya đã sẵn sàng cho phụ nữ ở mọi cấp độ", người cựu bộ trưởng tư pháp trả lời.

Trong 3 thập kỉ tham gia chính trị Kenya, bà Karua đã xây dựng được hình ảnh một chính trị gia rất nguyên tắc với biệt danh "Người đàn bà thép". Tuy nhiên, đây là cái tên mà bà không bằng lòng.

Bà Kaura chỉ ra rằng nó được dùng để gọi cựu Thủ tướng Anh Margaret, nhậm chức vào năm 1979. "Nó nói lên sự kì thị phụ nữ và chế độ gia trưởng đang thống trị thế giới," bà nói. 

"Sự bài trừ có hệ thống"

Dù số lượng phụ nữ trên chính trường Kenya đang tăng lên qua từng năm nhưng đến nay nước này mới đạt được 23% số ghế trong nghị viện là nữ giới. Tỷ lệ này đã bao gồm 47 ghế dành cho các vị trí "Đại diện Phụ nữ", vốn chỉ được dành riêng cho nữ.

Marilyn Kamuru, một luật sư và là tác giả của nhiều bài viết về phụ nữ trên chính trường Kenya cho rằng, phụ nữ tham gia chính trị ở nước này đang phải chịu đựng một sự "bài trừ có hệ thống". Sự bài trừ này bao gồm cả các rào cản tài chính để tham gia cạnh tranh trong các chiến dịch rất tốn kém, lên đến hàng nghìn đôla Mỹ.

"Những rào cản đó làm môi trường chính trị trở nên lạnh lẽo đối với phụ nữ. Nó bắt phụ nữ phải suy nghĩ lại, do dự khi có ý định tham chính", cô Marilyn Kamuru nói. Theo quan sát của Kamuru, trong các vòng tranh cử, nhiều phụ nữ báo cáo về bạo lực hay đe dọa bạo lực cũng như sự kì thị giới tính họ phải đối mặt để buộc họ rời khỏi đường đua.

leftcenterrightdel
 

Bà Omar chia sẻ: "Chúng tôi có nhiều vụ việc phỉ báng danh dự nghiêm trọng, tới mức làm mất uy tín cả công việc chăm sóc sức khỏe mà chúng tôi đã làm cho người dân nhưng chúng tôi cố gắng không để bị phân tâm". Bà phàn nàn về những tuyên truyền nhắm vào mình, gồm nhiều điều được coi là "cấm kị" trong xã hội Kenya như nói bà là một "nhà tuyển dụng" cộng đồng LGBT hay là một người buôn ma túy, nhằm phá hoại chiến dịch tranh cử của bà.

Theo Daisy Amdany, nhà hoạt động nữ quyền và giám đốc Quỹ Vận động và Nhận thức cộng đồng tại thủ đô Nairobi, còn nhiều khó khăn đối với phụ nữ tại các vùng nông thôn Kenya tham gia chính trị vì các rào cản xã hội, văn hóa. "Có nhiều cộng đồng tại Kenya còn không cho phép phụ nữ có quyền bầu cử nếu không có sự đồng ý của một người đàn ông", Amdany nói. Cô bổ sung rằng những trường hợp mà các già làng quyết định ai được tranh cử cũng ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của phụ nữ.

Cần một chiến dịch dài hơi cho phụ nữ tham chính

Mặc dù nhiều rào cản, phụ nữ Kenya vẫn quyết tâm. "Chỉ cần chúng tôi là không nhượng bộ, thể chế sẽ phải bao gồm chúng tôi", Kamuru nói.

Vị trí thống đốc mà Omar đang nhắm tới được coi là chặng đường dài mà để đến đích cần một chiến dịch hơi vì chỉ có 3 trên 47 hạt của Kenya có đứng đầu bởi một phụ nữ. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy Omar ở vị trí số 3 trong các ứng cử viên chạy đua vào ghế thống đốc nhưng bà không nản lòng.

Dù tất cả những người được hỏi tại Lamu đều biết rằng Omar đang tranh cử nhưng vẫn có những người đàn ông cho rằng bà đang quá tham vọng. Đáng ra Omar nên nhắm tới vị trí Đại diện Phụ nữ trong nghị viện. Thế nhưng Constance Kadzo, 24 tuổi, chủ một sạp tạp hóa nhỏ, chia sẻ rằng cô cảm thấy được truyền cảm hứng khi một phụ nữ từ cộng đồng bản địa Swahili tranh cử cho vị trí này.

"Tôi sẽ bầu cho cô ấy vì cô ấy là người phụ nữ duy nhất đủ dũng cảm đặt mình ngang với những người đàn ông và tôi biết cô ấy sẽ đấu tranh vì chúng tôi".

leftcenterrightdel
Sự kiện nữ nghị sĩ Zuleika Hassan bị Chủ tịch hạ viện Kenya yêu cầu rời khỏi quốc hội khi đưa con gái 5 tháng tuổi vào phòng họp năm 2019 gặp phản ứng dữ dội từ các nữ nghị sĩ. 

Cách đây 2 năm, ngày 7/8/2019, Nghị sĩ Zuleika Hassan bị chủ tịch hạ viện Kenya yêu cầu rời khỏi quốc hội khi đưa con gái 5 tháng tuổi vào phòng họp vì quy định của Kenya, "người lạ", bao gồm cả trẻ em, không được phép vào nghị trường. Tuy nhiên, một số nữ nghị sĩ đã hét lên để phản đối quyết định này và xô xát xảy ra. Họ sau đó đồng loạt rời khỏi quốc hội để bày tỏ sự ủng hộ với bà Hassan.

"Tôi đã thực sự cố gắng để không mang theo con đi làm nhưng hôm nay tôi có việc khẩn cấp, tôi biết làm sao đây?", nữ nghị sĩ nói và kêu gọi quốc hội tạo ra một môi trường "thân thiện với gia đình" nếu muốn có thêm nhiều phụ nữ tham gia chính trường. "Nếu quốc hội có nhà trẻ, tôi có thể gửi con ở đó".

PV