leftcenterrightdel
 

Nữ Thủ tướng tạo ra kỷ lục thế giới

Nhờ vào độ tuổi 34 của mình, Sanna Marin đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới với cương vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất thế giới. Ngược lại, Thủ tướng lớn tuổi nhất thế giới được ghi nhận là Mahathir bin Mohamad của Malaysia - người nhậm chức ở tuổi 93. Sanna Marin thậm chí còn ít tuổi hơn Thủ tướng Oleksiy Honcharuk (35 tuổi) của Ukraine và Jacinda Ardern (37 tuổi) của New Zealand.

Ngay sau khi đã trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất trên thế giới, Sanna Marin đã gây ấn tượng với cam kết tập trung vào các chính sách khí hậu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Minh Châu Âu tại Brussels vào ngày 12/12/2019.

Tại đây, bà đã đưa ra những ưu tiên rất rõ ràng trong nhiệm kỳ của mình: "Các thế hệ mới đang mong đợi chúng tôi hành động và chúng tôi phải đáp ứng kỳ vọng của người dân. Tôi cảm thấy lo lắng về vấn đề khí hậu, vậy nên chúng ta sẽ phải hành động nhiều hơn và nhanh hơn nữa".

Sự khiêm tốn của Marin đã được truyền thông ca ngợi, bà cho biết: "Tôi không quá quan tâm đến việc các phương tiện truyền thống sẽ đưa tin về sự thay đổi của chính phủ hoặc nhiệm vụ Thủ tướng của tôi như thế nào. Tôi tập trung vào thực tế là chúng ta có rất nhiều việc phải làm".

Chưa hết, ngay khi lên nắm quyền lãnh đạo, Marin đã mạnh mẽ bày tỏ mục tiêu của mình với tất cả người dân Phần Lan. Bà tuyên bố: "Tôi muốn xây dựng một xã hội mà trong đó, mọi đứa trẻ đều có thể trở thành bất cứ người nào mà chúng muốn, mọi người sống và già đi với nhân phẩm tốt. Trong vòng bốn năm, Phần Lan có thể trở nên tốt hơn".

Điều thú vị khác là lãnh đạo các đảng trong liên minh của bà đều là phụ nữ và 4 trong số 5 nữ lãnh đạo dưới 35 tuổi. Cùng với nhau, họ đã tạo ra một khởi đầu mới cho nền chính trị thế giới nói chung là Phần Lan nói riêng.

Tuổi ấu thơ với nhiều thử thách

Sanna Mirella Marin sinh ở thủ đô Helsinki, Phần Lan vào tháng 11/1985. Bà được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, những người đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình trưởng thành và giá trị quan của bà với tư cách là một chính trị gia.

Nền tảng vững chắc mà cha mẹ dành cho khiến bà cảm thấy vô hình giữa các bạn bè cùng trang lứa ở trường đại học. Họ dạy cho cô rằng tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, và đó không phải là vấn đề về quan điểm.

leftcenterrightdel
 

Những năm trưởng thành của Marin đôi khi có thể gặp nhiều thử thách, tuy nhiên, bà đã vượt qua tất cả những rào cản ban đầu đó để trở thành một cá nhân mạnh mẽ với tính cách tuyệt vời. Marin theo học trường trung học Pirkkala và tốt nghiệp vào năm 2004. Đến năm 2017, Marin tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học hành chính tại Đại học Tampere.

Tuổi thơ của Marin gặp phải thử thách trong nhiều khía cạnh. Việc có mẹ là người đồng giới khiến gia đình trở thành một chủ đề cấm kỵ trong những ngày đầu đời của bà, thậm chí, đây vẫn là một chủ đề khó nói trong thời kỳ hiện đại ngày nay.

Khi nói về những trải nghiệm đầu đời của mình, nữ Thủ tướng tiết lộ: "Sự im lặng của mọi người là khó khăn nhất, vì nó vô hình trung gây ra cảm giác kém cỏi. Chúng tôi không được công nhận là một gia đình thật sự hay bình đẳng với những người khác. Mặc dù vậy, tôi không hay bị bắt nạt. Ngay khi còn nhỏ, tôi đã rất thẳng thắn và bướng bỉnh".

leftcenterrightdel
 

Ngoài ra, Marin cũng tiết lộ thêm rằng bà đã từng phải làm việc trong một tiệm bánh và phát báo để kiếm tiền từ khi khi còn ở độ tuổi thiếu niên. Cha mẹ của bà chưa bao giờ học đại học, và bà là người đầu tiên trong gia đình có trình độ học vấn cao như vậy.

Hành trình thành công

Vào năm 2012, Sanna Marin được bầu vào Hội đồng thành phố Tampere, khi đó bà chỉ mới 27 tuổi. Bằng sự nỗ lực của mình, Marin đã vượt qua các cấp bậc để trở thành người đứng đầu Hội đồng tại thành phố lớn thứ ba của Phần Lan. Từ năm 2013 đến năm 2017, bà trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố. Đến năm 2017, Marin tái đắc cử, đồng thời trở thành thành viên của Hội đồng Vùng Tampere.

Năm 2014, Marin được bầu làm Phó chủ tịch thứ hai của Đảng Dân chủ Xã hội. Một năm sau đó, bà được bầu cử vào Quốc hội Phần Lan, nhờ làm tốt nhiệm vụ của mình, bà lại một lần nữa đắc cử vào năm 2019. Đến ngày 6/6/2019, Thủ tướng tiền nhiệm Antti Rinne bổ nhiệm bà làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

leftcenterrightdel
 

Trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi đắc cử Thủ tướng, nhưng Marin chưa bao giờ quan tâm đến giới tính hay tuổi tác của mình. Thay vào đó, bà cảm thấy biết ơn vì đã được hưởng lợi ích từ Nhà nước phúc lợi trong suốt quá trình lớn lên của mình, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.

Chính khía cạnh này đã khiến bà xem việc làm cho quê hương trở nên phát triển hơn là ưu tiên hàng đầu của mình. Bà tiết lộ: "Tôi được sống trong một tuổi thơ bình yên, được học hành và theo đuổi ước mơ của mình".

leftcenterrightdel
 

Phần Lan có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có đến 47% phụ nữ làm việc trong Quốc hội đến năm 2019. Quốc gia Bắc Âu này đã có nhiều đại diện là nữ chính trị gia kể từ nhiều thập kỷ về trước, đây cũng được xem là một trong những đất nước hạnh phúc nhất thế giới với tỷ lệ tội phạm vô cùng thấp.

Các ưu tiên trong tương lai của Thủ tướng Sanna Marin sẽ là tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, đồng thời cắt giảm khí thải nhà kính để Phần Lan trở nên trung tính với carbon vào năm 2035. Tuổi trẻ của Marin sẽ là một lợi thế lớn và bà sẽ là đại diện cho thế hệ chính trị gia mới truyền cảm hứng cho nền chính trị thế giới.

Sông Thương/Nguồn: Success Story