Bà Faraliza đang giúp con trai Ashraf tập nói.
Tình mẫu tử bao laVợ chồng bà Faraliza (Singapore) có 2 người con, trong đó người con thứ hai của bà là Ashraf được chuẩn đoán mắc một chứng bệnh hiếm gặp, khiến cậu bé trở thành trẻ khuyết tật. Khi Ashraf lên 2 tuổi, căn bệnh đã di chứng thành một khối u chèn lên dây thần kinh và ảnh hưởng trực trực tiếp đến não, gây ra các cơn động kinh. Hết sức vất vả để chăm sóc cậu con trai thiếu may mắn, vợ chồng bà nhiều đêm thức trắng. Thật không may, bệnh tình của cậu càng nghiêm trọng hơn khi Ashraf tròn 3 tuổi. Cậu bé được chuẩn đoán là mắc chứng tự kỷ và rối loạn tích hợp giác quan làm cậu bé không nhận thức được xung quanh.
Bố cậu bé ngậm ngùi kể lại: “Có những lúc Ashraf không thể ngừng ăn cho tới khi bị bội thực vì cậu bé không nhận thức được rằng mình đã ăn đủ no. Vợ chồng ông từng nghĩ đến việc chối bỏ đứa bé, vì họ không thể nào chấp nhận sự thật đau lòng đó. Tuy nhiên, tình cha con, tình mẫu tử đã giúp vợ chồng bà hồi tỉnh và quyết tâm tiếp tục chăm sóc Ashraf".
Những bước đi đầu tiên
Bà Faraliza bắt đầu tham gia các khóa học về chứng tự kỷ và quản lý hành vi, cũng như các bài tập trị liệu để hỗ trợ trẻ khuyết tật. Bà thấy yên tâm hơn khi nhận ra rằng, cậu bé đã có những phản ứng rất tích cực với các liệu pháp chữa trị.
Do những ảnh hưởng của bệnh tự kỷ, cậu bé Ashraf không thể diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói. Bà Fara bắt đầu nhận thấy những biểu hiện bất thường của con trai mình tại trường. Mắt cậu bé liên tục co giật và các học sinh khác bắt đầu trêu chọc và dè bỉu. Lo sợ các học sinh khác sẽ bắt nạt Ashraf, bà liền đưa con trai mình về nhà để dạy dỗ, đồng thời từ bỏ sự nghiệp đang thăng tiến của mình để vun đắp cho con.
Mặc dù bé Ashraf không đi học, nhưng bà lại chạnh lòng nhận ra cậu bé vẫn luôn khao khát được đi học, khi thấy anh chị em của mình hằng ngày vẫn cắp sách tới lớp. Thấu hiểu nỗi lòng của con trai đang mắc phải, vợ chồng bà Faraliza bắt tay vào việc thành lập một ngôi trường đặc biệt dành riêng cho con trai bà, và cho cả những đứa trẻ kém may mắn khác.
Bà Faraliza tích cực gặp gỡ những chuyên gia để tư vấn về việc mở một trường học cũng như nghiên cứu về phương pháp giảng dạy phổ biến ở các trường dành cho trẻ khuyết tật. Sau đó bà tự biên soạn các giáo trình dựa theo phương pháp mà Ashraf có thể tiếp thu tốt nhất. Bà và chồng đã bán căn nhà của họ đang sống để có thể đủ chi phí cho việc xây dựng ngôi trường.
Chương trình giảng dạy của trường được đánh giá là toàn diện, hỗ trợ tốt
các học viên hòa nhập với cộng đồng.
Tiếng lành đồn xa, tin tức về ngôi trường đặc biệt này được các tờ báo địa phương đưa tin. Trường MIJ phát triển nhanh chóng và đã tạo dựng cho những gia đình có con bị tự kỷ một môi trường học tập an toàn và thân thiện trong cộng đồng Hồi giáo. Số học sinh theo học ngày càng nhiều.Năm 2011, trường MIJ được khánh thành sau bao nhiêu nỗ lực của vợ chồng bà Faraliza. Tuy nhiên, thời điểm đó trường chỉ mở các lớp vào cuối tuần với với 15 học sinh. Faraliza đã thử áp dụng nhiều phương pháp, cũng như rèn luyện các kỹ năng giảng dạy của mình trong vai trò là giáo viên chính. Khó khăn lớn nhất lúc ban đầu chính là tìm một nơi để mở lớp học vì rất nhiều nơi từ chối cho thuê mặt bằng. Cuối cùng, nhà thờ Hồi giáo Sultan cũng đồng ý cho họ mở lớp trong phòng chứa đồ của nhà thờ.
Trong quá trình giảng dạy, bà Faraliza phát hiện ra rằng, những áp lực thi cử đã làm cho các cơn động kinh của con trai bà tái phát. Chính vì vậy, bà cho xóa bỏ chuyện thi cử ở trường để giảm áp lực cho các em. Ngoài ra, bà cũng mời nhiều chuyên gia tâm lý để hỗ trợ giáo viên và học sinh trong trường.
Vượt qua khó khăn và thành công
Bà Faraliza cũng gặp khó khăn về tài chính khi mở rộng trường, tài chính của trường không ổn định, chủ yếu trông chờ các khoản tài trợ của các mạnh thường quân. Bên cạnh đó, các học sinh của trường phần đông đến từ gia đình có thu nhập thấp và trường gần như phải tài trợ 100% học phí cho các em. Dó đó, trường MIJ liên tục lâm vào cảnh thiếu hụt tài chính.
Đáng buồn, nhiều khi bà cảm thấy có nhiều người nghi ngờ gia đình bà lợi dụng những đứa trẻ đáng thương để trục lợi. Nhiều lúc bà nói chỉ muốn từ bỏ nhưng vì bé Ashraf và những đứa trẻ khác, bà tự nhủ vẫn phải luôn cố gắng tiếp tục duy trì hoạt động của trường.
Chương trình học toàn diện bao gồm các kỹ năng sống cũng như các môn học như toán, ngôn ngữ, âm nhạc và thể thao, được giảng dạy bằng tiếng Anh 100%, đan xen với các giáo lý của Hồi giáo. Với sự giúp đỡ giáo viên, các học viên có tự thực hiên những kỹ năng hàng ngày mà các em học viên cần để hòa nhập với thế giới bên ngoài.Những nỗ lực của vợ chồng bà Faraliza được đền đáp xứng đáng, khi họ được nhận hỗ trợ lên đến 120.000 đô-la Singapore từ các mạnh thường quân. Số tiền này đủ để vợ chồng bà chuyển trường cũ sang một địa điểm mới tốt hơn. Giờ đây, trường MIJ mới nằm ở một tầng thuộc tòa nhà Fragrance dọc theo đường Changi, đáp ứng đủ mọi yêu cầu cần thiết cho việc dạy và học.
Sau tất cả những đóng góp mà MIJ đã làm được trong năm qua, bà Faraliza luôn trăn trở: “Vẫn còn rất nhiều thứ phải làm, các em học sinh cần các kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập với xã hội”. Bà Faraliza vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về phương pháp giảng dạy và mong muốn được đón nhận các bạn học viên mọi quốc tịch và lứa tuổi khác nhau, vì đó là “ngôi nhà chung” cho tất cả trẻ em tự kỷ.
Theo Thế giới và Việt Nam