Giữa thực phẩm, du lịch, trang trí và vật dụng dùng một lần, các bữa tiệc có thể tạo ra lượng rác thải lớn nhất - và đám cưới nằm trong số những “thủ phạm” nghiêm trọng nhất.

Đối với Cindy Villaseñor, 33 tuổi, ý thức về môi trường của cô đã bám rễ từ lâu và khiến cô ngày càng để tâm tới nhiều hơn. Vì vậy, khi đến lúc phải lên kế hoạch cho đám cưới của riêng mình, cô và chồng tương lai đã đồng ý làm khác đi

Từ phòng thay đồ tạm bợ ở khu cắm trại Yosemite đến việc tận dụng hoa sắp tàn ở nhà kho siêu thi, Villaseñor tiết lộ cách cô tạo ra một ngày trọng đại và đáng nhớ nhằm tôn vinh di sản người Mỹ gốc Mexico của mình với dấu chân rác thải tối thiểu.

Tôi lớn lên ở Los Angeles (bang California, Mỹ) trong một gia đình gốc Mexico điển hình, mẹ tôi thường giữ lại những hộp bơ đã dùng hết để đựng salsa, hay tái sử dụng hộp đựng kem bằng nhựa để bảo quản bánh frijoles trong tủ đông. Tuy nhiên, lối sống thân thiện với môi trường không phải là ưu tiên của tôi cho đến khi vào đại học, nơi niềm đam mê sống giảm thiểu rác thải của tôi bắt đầu.

Tới khi đính hôn, tôi đã nhận ra lượng rác thải do các sự kiện trọng đại tạo ra lớn tới mức nào. Một đám cưới trung bình tạo ra khoảng 180 kg rác thải và 63 tấn carbon dioxide. Có rất nhiều thứ sử dụng một lần. Tôi muốn lưu tâm và có ý thức về những vật liệu chúng tôi đang sử dụng và tạo ra ít rác thải nhất có thể.

leftcenterrightdel
Cindy Villaseñor đã chọn một chiếc váy cưới secondhand và dùng những chiếc bình tái chế trong đám cưới của mình. Ảnh: Brittany Bravo/The Guardian 

Một trong những chuyến cắm trại đầu tiên tôi đi cùng bạn trai, hiện là chồng, là đến công viên quốc gia Yosemite, và chúng tôi đã phải lòng nơi này. Chúng tôi cố gắng đến đó ít nhất mỗi năm một lần và nghĩ đến việc kết hôn ở Yosemite, nhưng chúng tôi nhận ra rằng mình không đủ tiền. Và việc khách mời sẽ chạy xe tới Yosemite để dự đám cưới hẳn sẽ không bền vững khi chúng tôi lẽ ra có thể tổ chức gần hơn ở ngay Los Angeles.

Vì vậy, một vài ngày trước đám cưới, chúng tôi đã cùng lên một chiếc xe đi chung đến Yosemite với một số người bạn, nhiếp ảnh gia và một trong những phù dâu của tôi, để thực hiện các nghi lễ “First Look” và “Vow Exchange” cũng như chụp ảnh lúc Mặt Trời mọc. Chúng tôi dựng trại từ ngày hôm trước và đến 3h sáng tôi phải thức dậy trong lều và vào phòng tắm của trại để chuẩn bị. Tôi nhớ mình đã chụp một bức ảnh selfie với đèn pha bật sáng.

Tôi biết rất có thể mình sẽ chỉ mặc váy cưới một lần nên đã tìm một chiếc váy secondhand. Sau cùng, tôi cùng với mẹ đã đi tìm mua một chiếc váy thuộc hàng trưng bày. Thông thường những chiếc váy như vậy đã được thử nhiều lần. Chúng có thể có một vài lỗ hoặc hơi bẩn một chút. Tôi tìm thấy một chiếc, giặt sạch và sửa sang lại, đồng thời tìm thấy một tấm khăn voan che mặt cô dâu cũng là hàng trưng bày.

leftcenterrightdel
Villaseñor cũng chú rể của cô đã nhất trí tổ chức một đám cươi sít rác thải nhất có thể. Ảnh: Cindy Villaseñor 

Tôi không muốn mua một đôi giày cưới mà mình sẽ không bao giờ đi lại nữa nên đã chọn mua một đôi sandal đi bộ đường dài. Tôi đã đi đôi sandal tại lễ “Vow Exchange” và cả vào ngày diễn ra tiệc cưới chính. Tôi cũng có một bữa tiệc cô dâu nhỏ và những người thân tham dự mặc những chiếc váy thêu truyền thống của Mexico - vốn có sẵn trong tủ quần áo của mỗi người. Chủ rể chọn mặc một bộ lễ phục mà anh ấy có thể mặc lại sau này.

Đối với lễ cưới chính, chúng tôi đã chọn một vườn ươm ở khu phố Highland Park của Los Angeles để tổ chức. Vào thời điểm đó, tôi đang cộng tác với một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và bảo trì vườn trường học ở khu vực Los Angeles, vì vậy tôi sẽ đến các vườn ươm khác nhau để chọn các loại cây cho khu vườn. Tôi nghĩ rằng bất kỳ loại cây nào ở đây ngày hôm đó đều có thể được sử dụng để trang trí nên tôi không cần phải mua thêm quá nhiều.

Biển hiệu và hộp chào mừng đám cưới đều là hàng secondhand được mua từ Facebook Marketplace. Chúng tôi đã tái chế những chai kombucha làm bình hoa, ly thủy tinh và viết tên khách lên đó thay vì sử dụng cốc dùng một lần.

leftcenterrightdel
Cây trong vườn ươm trở thành vật trong trí trong đám cưới. Ảnh: Guardian 

Lúc đó, tôi cũng đang làm việc tại chuỗi siêu thị Trader Joe’s. Họ thường kiểm tra kho hoa hàng ngày để tìm những bông hoa hết hạn sử dụng nên tôi đã đề xuất dành cho tôi một ít. Chúng tôi cũng đặt một quầy bánh taco thuần chay với đồ ăn cho khách mời cùng với các món ăn kèm domẹ tôi làm, chẳng hạn như salad xương rồng và salad đậu lăng. Chúng tôi có aguas frescas đựng trong bình lớn, giúp giảm thiểu chất thải, và dùng thùng bia để tránh thải loại quá nhiều lon và chai. Bánh cưới thuần chay và bánh conchas thuần chay được mua từ một tiệm bánh địa phương gần địa điểm tổ chức.

Về quà cho khách mời đám cưới, chúng tôi đã tặng xà bông của No Tox Life đựng trong túi nhỏ có thể phân hủy được làm từ túi hàng tạp hóa của Trader Joe’s với dòng tên “Cindy và Edgar”.

Tôi muốn tặng cho khách mời thứ gì đó có thể sử dụng được, cứ không phải thứ sẽ bị xếp lên kệ và bám bụi. Chúng tôi không nhận quà tặng vật chất vì không muốn nhận thêm những thứ mà chúng tôi có thể không sử dụng và vì chúng tôi đã dọn đến ở cùng nhau đã có đủ đồ đạc.

Tổng lượng rác thải sau đám cưới của chúng tôi chưa đầy 16 kg. Chúng tôi còn định ủ phân các đĩa phân hủy sinh học và phần còn lại của chiếc bánh vào cuối đêm đám cưới nhưng không kịp làm việc này phải lên đường đi hưởng tuần trăng mật vào ngày hôm sau. Nếu nói về một lời khuyên từ người đi trước, tôi cho rằng bạn nên nhờ ai đó như người tổ chức đám cưới hoặc điều phối viên trợ giúp nếu bạn muốn tổ chức một đám cưới ít lãng phí và thân thiên với môi trường.

Theo News