leftcenterrightdel
 Nữ là trọng tài Stephanie Frappart của Pháp sẽ cầm còi ở World Cup 2022 tại Qatar

Tháng 6 vừa qua, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã lựa chọn và phân công 3 trọng tài nữ là trọng tài Stephanie Frappart của Pháp và Salima Mukansanga (Rwanda) và Yoshimi Yamashita (Nhật Bản) sẽ điều khiển các trận đấu tại vòng chung kết World Cup 2022, khởi tranh ở Qatar vào tháng 11 tới. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử trọng tài nữ cầm còi tại lễ hội bóng đá nam lớn nhất hành tinh.

Hôm 29/9, nữ trọng tài người Pháp Stephanie Frappart đã có cuộc họp báo tại quê nhà và cho biết: "Đó là một dấu hiệu mạnh mẽ từ FIFA và các nhà chức trách để có trọng tài nữ ở quốc gia đó. Tôi không phải là người phát ngôn của nữ quyền, nhưng rõ ràng điều này cho thấy mọi thứ có thể xảy ra ...".

Nữ trọng tài 38 tuổi này là một trong 36 trọng tài được chọn cho giải đấu từ ngày 20/11 đến ngày 18/12 được tổ chức ở quốc gia vùng Vịnh bảo thủ.

Khi được hỏi về việc lựa chọn Qatar giàu có để đăng cai World Cup mặc dù nước này thường xuyên bị chỉ trích về việc họ không đặt nặng vị trí của phụ nữ trong xã hội của mình, Frappart thừa nhận rằng thể thao thường đóng một vai trò nào đó và có tiếng nói riêng của mình.

"Tôi không phải là người quyết định đăng cai World Cup. Các nhà chức trách đã đưa ra lựa chọn của họ và tôi không có ý kiến", cô nói trong cuộc họp báo tại trung tâm bóng đá quốc gia Pháp.

"Bạn luôn nhận thức được những điều đặc biệt khi bạn là một phụ nữ. Cá nhân tôi đã đến Qatar và đã được đón nhận nồng nhiệt", nữ trọng tài chia sẻ.

Trọng tài Frappart đã đạt rất nhiều dấu mốc trong sự nghiệp của mình. Cô là nữ trọng tài đầu tiên điều khiển trận Siêu cúp UEFA nam (tháng 8/2019), Champions League (tháng 12/2020) và trong trận chung kết Cúp quốc gia Pháp (tháng 5/2022).

Salima Mukansanga (Rwanda)
Nữ trọng tài Salima Mukansanga (Rwanda)
Nữ trọng tài Yoshimi Yamashita (Nhật Bản)
Nữ trọng tài Yoshimi Yamashita (Nhật Bản)

Dân số Qatar với 80% là người nước ngoài nhưng so với nhiều quốc gia trong khu vực, phụ nữ Qatar được tiếp cận rộng rãi với giáo dục đại học và thị trường việc làm. Tuy nhiên, theo hệ thống giám hộ chung của khu vực, phụ nữ nước này vẫn bị ràng buộc với một người giám hộ là nam, thường là cha, anh, ông, chú hoặc chồng của họ.

Tất cả phụ nữ Qatar cần sự ủy quyền của những người đàn ông này để đưa ra một số quyết định như kết hôn, học tập hay đi du lịch nước ngoài hoặc đảm nhận công việc nhất định nào đó.

Theo phụ nữ TPHCM