Các nhà phê bình đã gọi động thái này là một "thảm họa", nói rằng luật này sẽ cho phép cha mẹ và người giám hộ đi theo giám hộ các thiếu nữ một cách hợp pháp và các cô gái sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn khi phải tuân theo các quy tắc xã hội và cả cha mẹ.
“18 tuổi có thể bầu bạn, ký hợp đồng, làm việc, vậy thì tại sao lại không quyết định lấy chồng”, Amita Pitre, chuyên gia công lý giới tại Oxfam Ấn Độ nói.
Giáo sư Mary E. John tại Trung tâm New Delhi cho biết: “Việc nâng độ tuổi kết hôn ở phụ nữ không dẫn đến việc trao quyền cho họ, bởi vì các yếu tố khác như sức khỏe, giáo dục và đặc biệt là cơ hội việc làm - có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với tuổi tác”.
"Hơn nữa, một động thái pháp lý sẽ chỉ phạt phần lớn phụ nữ khi kết hôn trước 21 tuổi. Làm thế chẳng khác nào để hình sự hóa phụ nữ?", ông nói thêm.
|
Dự luật tăng tuổi kết hôn ở phụ nữ từ 18 lên 21 ở Ấn Độ gây nhiều tranh cãi |
Kể từ những năm 1970, Ấn Độ đã giữ quy định cho phép phụ nữ kết hôn ở tuổi 18, độ tuổi kết hôn của nam giới là 21. Tuy nhiên, bất chấp luật hiện hành, tình trạng kết hôn dưới tuổi vị thành niên vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là ở vùng nông thôn rộng lớn của quốc gia Nam Á này.
Theo số liệu năm 2019 từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), phụ nữ sinh con thứ ba trên thế giới đều ở Ấn Độ. Ngoài ra, ở nước này còn có hơn 100 triệu trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi. Đặc biệt, trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 hoành hành, xu hướng kết hôn sớm gia tăng, với tỷ lệ tảo hôn tăng 50% do các trường học đóng cửa kéo dài, nghèo đói gia tăng và tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên xảy ra quá nhiều.
"Nếu điều này giúp các em gái về lâu dài bằng cách chấm dứt 5% các cuộc tảo hôn, thì đó là một bước tiến lớn. Nhưng điều tôi quan tâm hơn đến thế hệ tiếp theo là, dữ liệu cho thấy tỷ lệ trẻ thấp còi được sinh ra từ phụ nữ kết hôn sau 21 tuổi là 29,1%. Trong khi đó, tỷ lệ sinh con thấp còi ở những bà mẹ kết hôn trước 18 tuổi là 44%. Ở những bà mẹ kết hôn trong độ tuổi từ 18-21, tỷ lệ sinh con thấp còi là 37,2%", tiến sĩ Renu Singh, giám đốc điều hành của Young Lives India cho biết.
Tiến sĩ Ranjana Kumari, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội ở Delhi, cũng ủng hộ việc sửa đổi đồng thời nhấn mạnh rằng cần phải chú trọng đến giáo dục và dinh dưỡng: "Sẽ mất thời gian để thay đổi các chuẩn mực xã hội... Ở tuổi 21, phụ nữ kiểm soát quyền sinh sản của mình tốt hơn so với 18 tuổi", bà nói.
Theo phunuonline.com.vn