leftcenterrightdel
“Anh đang nóng cháy” là tiêu đề trên trang nhất một tờ báo ở Anh ghi hôm 19/3, khi nước này chứng kiến mức nhiệt cao chưa từng có, trên 40 độ C. "Trái Đất đang gửi một cảnh báo", một tiêu đề khác trên báo Anh viết.
leftcenterrightdel
Cháy rừng ở Tabara, tây bắc Tây Ban Nha, ngày 19/7. Trong khi đó, cháy rừng tiếp tục hoành hành ở Pháp và Tây Ban Nha. Khi đợt nắng nóng di chuyển khắp lục địa, Đức và Bỉ cũng đưa ra cảnh báo nhiệt, trong khi lính cứu hỏa chiến đấu để ngăn chặn ngọn lửa thiêu đốt đất liền ở Bồ Đào Nha suốt nhiều ngày, theo Washington Post.
leftcenterrightdel
Quảng trường Trafalgar ở London, ngày 19/7. Cơ quan thời tiết của Anh tuyên bố ngày 19/7 là ngày nóng kỷ lục ở Anh. Nhiều trường học đóng cửa và các nhà chức trách kêu gọi người dân tránh sử dụng tàu hỏa, tàu điện ngầm nếu không thật sự cần thiết.
leftcenterrightdel
Sân bay London Heathrow nằm trong số 6 địa điểm đạt tới 40 độ C vào ngày 19/7, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại của Anh trước đó là 38,7 độ C, được ghi nhận vào năm 2019. Coningsby, cách London khoảng 208 km về phía bắc, ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 40,3 độ C.
leftcenterrightdel
Nhân viên đường sắt phát nước cho hành khách tại nhà ga King's Cross, London, ngày 19/7. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nguy cơ làm hỏng đường ray xe lửa, đình chỉ giao thông đường sắt.
leftcenterrightdel
Các dịch vụ xe cấp cứu của London đã chuẩn bị sẵn sàng cho một lượng lớn cuộc gọi khẩn cấp vì ngất xỉu và sốc nhiệt.
leftcenterrightdel
Quang cảnh khu rừng sau trận cháy gần thị trấn El Pont de Vilomara, Tây Ban Nha, ngày 19/7. Tại Tây Ban Nha, lửa đang lan rộng hàng chục nghìn hecta ở tỉnh Zamora. Các dịch vụ xe lửa đã tạm dừng vào hôm 19/7 ở thủ đô Madrid và thành phố Galicia do một đám cháy gần đường ray, các nhà chức trách giao thông vận tải cho biết.
leftcenterrightdel
Hàng trăm người chết được cho là do nắng nóng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha kể từ tuần trước. Cháy rừng đã buộc hàng chục nghìn người phải rời khỏi nhà của họ ở đó, cũng như ở Pháp.
leftcenterrightdel
Theo Copernicus, một dịch vụ giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu, nguy cơ hỏa hoạn “cực kỳ nghiêm trọng” kéo dài đến tận phía bắc nước Anh vì sự kết hợp của thời tiết quá nóng và khô. Sky News đưa tin các nhân viên cứu hỏa đang chiến đấu với ít nhất 10 đám cháy xung quanh London.
leftcenterrightdel
Sông Spree và hồ bơi Badeschiff ở Berlin, Đức, ngày 19/7. Ở Tây Nam nước Pháp, cháy rừng đã phá hủy ít nhất 19.000 hecta. Ngọn lửa vẫn đang thiêu đốt Gironde vào đầu ngày 19/3 dù nhiều lính cứu hỏa hơn đã được điều động đến khu vực. Các nhà chức trách cho biết khoảng 37.000 người đã sơ tán khỏi nhà của họ trong tuần qua.
leftcenterrightdel
Vườn Trocadero ở Paris, ngày 19/7. Nhiệt độ ở Pháp tăng cao tới 42,7 độ C hôm 18/7, khi hàng chục địa điểm chạm mức cao nhất mọi thời đại. Cơ quan khí tượng Pháp đã nâng mức báo động “đỏ” trên 15 khu vực và cho biết không khí đang trở nên “dễ thở hơn nhiều”. Cơ quan cho biết thêm “sóng nhiệt đang dịch chuyển về phía đông của đất nước, và 70 khu vực khác vẫn nằm trong mức cảnh báo nhiệt 'cam'”.
leftcenterrightdel

Amsterdam, Hà Lan, ngày 19/7. Trung tâm của cơn bão nhiệt này được dự báo tập trung vào miền Trung và miền Đông nước Đức, Ba Lan và miền Nam Scandinavia vào ngày 20/7. Từ ngày 22 đến 24/7, một vòm nhiệt mới được dự đoán hình thành ở Nam Âu với nhiệt độ cực cao ở Tây Ban Nha, Pháp và Italy.

Theo zingnews