Bản đồ mô tả diễn biến các cuộc biểu tình phản đối sau cái chết của ông George Floyd ở Mỹ, ô vuông nhỏ màu đỏ thể hiện những nơi đã diễn ra biểu tình từ ngày 27-5, màu vàng là những khu vực đã phải huy động lực lượng Vệ binh quốc gia giữ trật tự - Ảnh: NYT

Theo báo New York Times (NYT), lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, có nhiều thị trưởng như vậy ở Mỹ phải đồng thời kích hoạt lệnh giới nghiêm để hạn chế những tổn thất từ các cuộc biểu tình quy mô lớn sau việc ông George Floyd, một người da màu bị cảnh sát giết chết trong tình trạng không có vũ khí tại thành phố Minneapolis của tiểu bang Minnesota.

Hàng ngàn người biểu tình đã đổ ra đường bày tỏ thái độ giận dữ của họ trước nạn phân biệt chủng tộc và hành động bạo lực của cảnh sát Mỹ. Tại ít nhất 11 bang, lực lượng Vệ binh quốc gia đã được huy động để giữ trật tự.

Trong ngày 31-5, sức nóng biểu tình tại các thành phố trên toàn nước Mỹ vẫn chưa hạ nhiệt sau khi cuộc biểu tình ôn hòa trong ngày 30-5 đã biến hành một đêm bạo lực và hỗn loạn.

Giới truyền thông cũng như sử gia Mỹ đều lập tức liên tưởng tới quy mô phong trào một cuộc biểu tình tương tự năm 1968 sau vụ ám sát mục sư Martin Luther King Jr. ngày 4-4-1968.

Vụ ám sát đã làm bùng lên làn sóng biểu tình phản đối gây bất ổn tại hơn 100 thành phố trên toàn nước Mỹ, sự kiện này còn được biết tới với tên gọi Cuộc nổi dậy tuần thánh (Holy Week Uprising). Những vụ bạo loạn lớn nhất liên quan tới phong trào biểu tình này đã xảy ra tại thủ đô Washington D.C., các thành phố Baltimore, Chicago và Kansas.

"Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến những cơn bạo loạn như thế này kể từ vụ ám sát Martin Luther King, Jr. năm 1968", sử gia Douglas Brinkley chia sẻ nhận định với Đài CNN.

Người dân Mỹ trên toàn quốc ở thời điểm này cũng đã sẵn trong tâm trạng căng thẳng, lo lắng về dịch bệnh COVID-19 khi hơn 100.000 người đã chết vì bệnh này và hàng chục triệu người đã bị mất việc vì virus corona.

Phong trào biểu tình phản đối sau cái chết tức tưởi của ông George Floyd không chỉ lan rộng trên toàn nước Mỹ đến ngày thứ sáu liên tiếp kể từ sau cái chết của ông, những người biểu tình ở London (Anh) và Berlin (Đức) cũng đã đổ ra đường để bày tỏ tinh thần ủng hộ của họ với phong trào này ở Mỹ.

Người biểu tình xuống đường ngày 29-5 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 30-5 tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 30-5 tại thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 29-5 tại thành phố Louisville, bang Kentucky, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 29-5 tại thành phố Oakland, bang California, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 30-5 tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 28-5 tại thành phố Columbus, bang Ohio, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 29-5 tại thành phố Charlotte, bang North California, Mỹ - Ảnh: NYT

Người biểu tình xuống đường ngày 30-5 tại thành phố Salt Lake, bang Utah, Mỹ - Ảnh: NYT

Theo tuoitre