Tia UV cường độ cao có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 - SHUTTERSTOCK

Theo đó, nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã chỉ ra khi chiếu xạ các tế bào biểu mô của loài khỉ xanh châu Phi chứa SARS-CoV-2 bằng ánh sáng mặt trời mô phỏng tại phòng thí nghiệm, với mức độ tương đương ánh nắng tự nhiên trên mặt đất, khả năng lây nhiễm và sao chép của vi rút giảm đi đáng kể so với khi không được chiếu xạ.

Còn ở mức chiếu xạ 1010 mJ/cm2, khả năng nhân lên của SARS-CoV-2 bị ức chế hoàn toàn.

Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi thực hiện chiếu xạ lên các tế bào biểu mô phổi người nhân tạo. Điều này cho thấy SARS-CoV-2 nhạy cảm với tia UV trong ánh sáng mặt trời, ngay cả ở mức độ thông thường.

Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý nghiên cứu này chưa có đánh giá cụ thể về tác động trực tiếp của tia UV lên cơ thể con người. Bởi loại tia tử ngoại này vốn có thể mang lại nhiều hệ quả tiêu cực nhất là khi tiếp xúc lâu. Do đó, việc áp dụng kết quả nghiên cứu trên như thế nào đối với con người vẫn đang được nghiên cứu thêm.

Theo thanhnien