leftcenterrightdel
Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, bắt đầu cuộc hành trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Người đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Tháng 12/1920, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours với tư cách đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa; tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Cuốn “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh giảng tại lớp Huấn luyện chính trị các thanh niên yêu nước Việt Nam trong những năm 1925-1927. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, quần chúng cách mạng đã chiếm Phủ Khâm sai (Bắc Bộ phủ). Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 3/9/1945, phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời quyết định tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên để soạn thảo và thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6/1/1946. Trong ảnh: Hồ Chủ tịch tham dự Lễ míttinh chào mừng Quốc hội khóa I, ngày 12/1/1946. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
Trong những năm 1945- 1946, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; xây dựng và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên; chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân, chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm;... Trong ảnh: Quốc hội khóa I họp tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), thảo luận và thông qua Hiến pháp 1946 (2/3/1946). (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. Sainteny - đại diện 2 Chính phủ ký “Hiệp định Sơ bộ,” tạm hòa hoãn với Pháp để gạt quân Tưởng ra khỏi đất nước, tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 6/3/1946, thay mặt Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ 6/3 với đại diện Chính phủ Pháp tại Hà Nội. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu sau lễ ký. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 14/9/1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam để có thời gian xây dựng và củng cổ lực lượng, tạo thêm thời gian hòa hoãn quý báu cho chính quyền cách mạng non trẻ chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. (Ảnh: TTXVN phát)
leftcenterrightdel
Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến, kêu gọi toàn dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên kháng chiến với quyết tâm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/ TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng bàn kế hoạch mở chiến dịch biên giới 1950. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (16/9/1950). (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (2/1951) - Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng. Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh điều hành Phiên họp của Hội đồng Chính phủ tại căn cứ đại Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến-Quyết thắng" của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh: Triệu Đại /TTXVN phát) 
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp của Hội đồng Chính phủ, nghe báo cáo về kết quả Hội nghị Geneva 1954. (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Ngày 19/9/1954, tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng, Bác Hồ đã có buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)
leftcenterrightdel
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, nhân dân đã đánh bại thực dân Pháp, giành thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta. Trong ảnh: Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN) 
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô Kliment Voroshilov chủ trì Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Liên Xô, tại sân bay Moskva, ngày 12/7/1955. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Trong ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Bác Hồ thăm hữu nghị Trung Quốc, ngày 25/6/1955. (Ảnh: TTXVN phát) 
leftcenterrightdel
 Trong diễn văn khai mạc tại Đại hội lần thứ 3 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Đại hội lần thứ hai là đại hội kháng chiến. Đại hội lần này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà", ngày 5/9/1960. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa III, khai mạc ngày 16/4/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước tiến lên quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Hồ Chủ tịch đến dự và phát biểu tại Đại hội thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” lần thứ I của các lực lượng vũ trang nhân dân, tháng 8/1965. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Ngày 28/12/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chủ trương mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968). (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Một trang bản thảo bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (3/2/1969). (Ảnh: TTXVN phát)
leftcenterrightdel
 Tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người. Trong ảnh: Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12/1972 đã tạo bước ngoặt cơ bản trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
leftcenterrightdel
 Tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Người. Trong ảnh: Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất nước bước sang trang sử mới, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Ảnh: Trần Mai Hưởng /TTXVN)

Theo vietnamplus