|
|
Phụ nữ Sudan trong trại tị nạn ở Chad năm 2023. Ảnh: Finbarr O'Reilly/VII Photo |
Theo báo cáo của UN Women (Hội đồng Chấp hành Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ) về nghiên cứu tình hình an ninh của phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, ngoài con số đau lòng trên, các trường hợp bạo lực tình dục liên quan đến xung đột được Liên hợp quốc xác minh cũng tăng 50% vào năm 2023 so với năm 2022.
Liên Hợp Quốc đã ghi nhận ít nhất 33.443 thường dân thiệt mạng trong các cuộc xung đột vũ trang vào năm 2023. Hơn 13.377 người trong số họ, tức 4 trong số 10 thường dân thiệt mạng trong các cuộc xung đột, là phụ nữ, và 3 trong số 10 người là trẻ em.
Theo báo cáo, thế giới đang rơi vào vòng xoáy xung đột, bất ổn và bạo lực đáng sợ với 170 cuộc xung đột vũ trang được ghi nhận vào năm 2023, cho thấy bức tranh ảm đạm về hậu quả ngày càng bạo lực của chiến tranh đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
"Phụ nữ vẫn phải trả giá cho những cuộc chiến tranh của đàn ông", giám đốc điều hành của UN Women, Sima Bahous cho biết. "Điều này đang diễn ra trong bối cảnh của một cuộc chiến tranh lớn hơn chống lại phụ nữ. Việc cố tình nhắm vào phụ nữ không chỉ xảy ra ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột mà còn gây tử vong hơn ở những bối cảnh đó".
UN Women cho biết sự coi thường trắng trợn các luật quốc tế được thiết kế để bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong chiến tranh đã dẫn đến việc phụ nữ không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các khu vực xung đột.
Mỗi ngày có 500 phụ nữ và trẻ em gái ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột đã tử vong do các biến chứng liên quan đến thai kỳ và sinh nở. Đến cuối năm 2023,180 phụ nữ mỗi ngày sinh con ở Gaza - hầu hết đều không được chăm sóc y tế.
Tại Sudan, nơi có nhiều báo cáo về bạo lực tình dục, cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết hầu hết các nạn nhân không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế trong 72 giờ đầu tiên sau khi bị cưỡng hiếp, bao gồm cả biện pháp tránh thai khẩn cấp. Cơ quan này cho biết đã nhận được báo cáo về việc nạn nhân bị cưỡng hiếp bị từ chối phá thai vì đã quá thời hạn pháp lý.
Trong khi đó, những người nắm giữ quyền lực quân sự và chính trị vẫn chủ yếu là nam giới, với phụ nữ chỉ chiếm chưa đến 10% số người đàm phán trong các tiến trình hòa bình vào năm 2023.
Báo cáo này được đưa ra 24 năm sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1325, kêu gọi tất cả các bên trong xung đột đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, cũng như sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào các tiến trình hòa bình.
"Chúng ta đang chứng kiến sự vũ khí hóa bình đẳng giới trên nhiều mặt trận. Nếu chúng ta không đứng lên và đòi hỏi thay đổi, hậu quả sẽ còn kéo dài và hòa bình sẽ vẫn còn xa vời" - Bahous nói.
Theo phụ nữ TPHCM