leftcenterrightdel
Có một hôn lễ sang trọng và đặc biệt là ước mơ của nhiều cô gái trẻ tại Trung Quốc. Ảnh:South China Morning Post. 

Không chỉ Yang, đây là nguyện vọng của nhiều cô gái Trung Quốc khác. Thậm chí, trên các trang web của nước này, có một câu nói thịnh hành trong giới trẻ, được tạm dịch là “Mặc Vera Wang và kết hôn với tình yêu đích thực”.

Những nhu cầu về mặt tinh thần và sở thích của thế hệ trẻ ngày nay cho thấy sự khác biệt rõ ràng với tất cả các thế hệ trước.

Khi nhiều người thuộc thế hệ Z đến tuổi kết hôn, họ sẽ trở thành động lực chính của thị trường đám cưới, các doanh nghiệp vì thế buộc phải thích ứng bằng cách đổi mới chiến lược để phục vụ nhóm khách hàng này, theo Jing Daily.

Tính độc đáo được đặt lên hàng đầu

Sự thay đổi trong suy nghĩ và tư duy đã dẫn tới việc người trẻ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn cho đám cưới. Nhờ đó mà doanh thu thị trường tiệc cưới của Trung Quốc thu về khoảng 201 tỷ USD vào năm 2020 và dẫn đầu các lĩnh vực kinh doanh trong cả nước.

Không chỉ vậy, ước tính trong năm 2022, con số này có khả năng tăng gần gấp 3 với khoảng 575 tỷ USD.

Xuất phát từ mong muốn có một đám cưới độc đáo và khác biệt, mức tiền các cặp đôi chi trả cho việc tổ chức hôn lễ đã tăng vọt trong những năm gần đây.

Theo Sách trắng năm 2021 về Thông tin chi tiết về ngành hôn nhân của Tencent, bất chấp đại dịch, vào 2020, chi tiêu trung bình mỗi cặp vợ chồng bỏ ra cho đám cưới tại Trung Quốc lên tới 25000 USD cao gấp 2,7 lần so với năm 2015.

leftcenterrightdel
 Để có được một hôn lễ "không đụng hàng", giới trẻ ở Trung Quốc sẵn sàng mạnh tay chi khoản lớn. Ảnh:Jing Daily.

“Đây mới chỉ là tỷ lệ trung bình. Điều quan trọng là cần để ý tới các nhóm đối tượng. Những người ở tầng lớp thượng lưu Trung Quốc có thể chi hàng triệu USD cho đám cưới. Họ ưa thích địa điểm đặc biệt và trang phục sang trọng từ nhà thiết kế lớn”, Anais Bournonville, người quản lý phân khúc cao cấp tại Gentlemen Marketing Agency, lưu ý.

Mặc dù số lượng các cuộc hôn nhân tại Trung Quốc hiện giảm với tỷ lệ thấp đáng kể, giá trị thu được của thị trường tiệc cưới không hề giảm mà tăng nhanh chóng.

Thông tin từ Bộ Dân chính Trung Quốc năm 2021 chỉ ra số lượng người đăng ký kết hôn là 7,6 triệu, giảm 6,1% so với 2020. Tuy nhiên, con số này trong lĩnh vực tổ chức đám cưới lại được dự báo tăng gấp 3 lần vào 2022.

Xu hướng hàng thiết kế

Thập kỷ trước, sự ảnh hưởng từ phương Tây có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị hiếu về áo cưới của phụ nữ Trung Quốc. Khi đó, những bộ váy choàng trắng được ưa chuộng hơn trang phục màu đỏ truyền thống.

Nhưng trong vài năm trở lại đây, xu hướng tôn vinh văn hóa dân tộc ngày càng dâng cao đã khiến cho thị trường váy cưới cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ thường lựa chọn trang phục và cách bày trí đám cưới kết hợp cả hai phong cách.

“Chúng tôi dự đoán rằng sự kết hợp theo chủ nghĩa đa văn hóa giữa yếu tố truyền thống với phương Tây sẽ trở thành xu hướng chính ở tương lai. Thế hệ thanh niên mới không đặt nặng những nghi thức truyền thống mà coi trọng yếu tố cá nhân hơn”, Xu Chuanhai, người sáng lập thương hiệu đồ cưới Jusere có trụ sở tại Tô Châu, nhận xét.

leftcenterrightdel
 Trang phục cưới kết hợp yếu tố truyền thống đang trở thành xu hướng trong các cặp đôi trẻ ở Trung Quốc. Ảnh:Jing Daily.

Theo xu hướng này, các nhãn hàng nội địa sẽ có lợi thế tốt hơn so với các đối thủ quốc tế. Họ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa và có thể dễ dàng đưa bản sắc truyền thống vào trong các thiết kế của mình.

Những cặp vợ chồng trẻ giàu có đang thể hiện địa vị xã hội của mình thông qua đám cưới. Shuyi Han, trưởng dự án quản lý tại công ty tư vấn Daxue, chia sẻ rằng có tới 25% các cặp đôi sắp kết hôn ở Thượng Hải sẵn sàng trả thêm 4300- 8600 USD phí đặt thiết kế riêng cho mỗi bộ lễ phục cưới.

“Doanh số bán váy đặt làm riêng ở Trung Quốc của chúng tôi tăng theo từng mùa. Những phụ nữ trẻ đều mong muốn sở hữu điều gì đó đặc biệt trong hôn lễ của họ. Họ không muốn những thứ truyền thống và lối mòn, điều họ cần là những mảnh ghép độc đáo”, Huishan Zhang, người sáng lập, nhà thiết kế của một thương hiệu thời trang cao cấp, đồng tình.

Thế hệ Z tại Trung Quốc sẵn sàng chi mạnh tay để có được trải nghiệm mới mẻ, khác biệt và khó quên trong ngày lễ trọng đại của họ.

Han cho biết: “Chi phí trung bình của một đám cưới ở Trung Quốc cao gấp 8,8 lần thu nhập hàng tháng của các cặp vợ chồng và thường chênh tới 42% ngân sách dự kiến”.

Thói quen tiêu dùng của người trẻ hiện nay có sự khác biệt rõ rệt so với những thế hệ trước đó. Họ có thị hiếu mang tính riêng biệt và có sự cá nhân hóa cao. Và cho dù tỷ lệ kết hôn có giảm cũng không phải điều đáng lo ngại đối với các thương hiệu xa xỉ, bởi các cặp đôi luôn sẵn sàng chi mạnh tay cho đám cưới của họ.

Theo zingnews