leftcenterrightdel
Đại diện lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện nghi thức cam kết hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 

Tham dự sự kiện có: Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga; Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; đại diện lãnh đạo TƯ Hội LHPN Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và Hà Nội cùng hơn 600 đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; các cơ quan thông tấn, báo chí; hội viên, phụ nữ, sinh viên, người dân trên địa bàn Thủ đô.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là 1 trong số 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; đạt được nhiều kết quả tích cực về thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực. Năm 2023, Việt Nam tăng 11 bậc về bình đẳng giới so với năm 2022. 

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 1.

Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho rằng, trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 2.

Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc (trái) và Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh tham dự sự kiện

 Theo kết quả đánh giá do UN Women thực hiện, 45% phụ nữ tại 13 quốc gia cho biết, họ hoặc một phụ nữ mà họ biết đã từng trải qua một dạng bạo lực kể từ khi COVID-19 xảy ra. 

Còn theo thống kê chưa đầy đủ (năm 2020) tại Việt Nam, bình quân mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo lực gia đình; gần 63% phụ nữ từng phải chịu đựng ít nhất 1 hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời. 

Phụ nữ đã từng bị bạo lực có nguy cơ về vấn đề sức khoẻ tâm thần cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ chưa từng bị bạo lực. 

Phụ nữ bị bạo lực phải chi khoảng hơn 9 triệu đồng do hậu quả của bạo lực, tương đương với 25% thu nhập hàng năm của họ.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng, đe dọa thành tựu về bình đẳng giới ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Áp lực bệnh tật, kinh tế và những khó khăn trong cuộc sống khiến các vụ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có xu hướng gia tăng, làm trầm trọng thêm những thách thức hiện có và tạo ra những mối đe dọa mới.

Với những thách thức đó, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho rằng, trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có thể mang lại những lợi ích lớn lao cho không chỉ cá nhân người phụ nữ, mà còn cho gia đình, xã hội và cả nền kinh tế quốc gia. Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ là cần thiết để có những hành động quyết liệt hơn nhằm phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Tháng hành động năm nay, các cấp Hội đã tích cực hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể như: tổ chức các chiến dịch truyền thông trên diện rộng, chăm lo, hỗ trợ; đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; vận động các nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, xâm hại; tích cực đề xuất chính sách dành cho các nhóm phụ nữ đặc thù, trong đó thực hiện lộ trình đề xuất các phương án mở rộng chế độ thai sản cho phụ nữ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. 

Thông qua các hoạt động, Hội LHPN Việt Nam mong muốn chuyển tải các thông điệp và hành động về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đến mọi tầng lớp trong xã hội.

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 3.

Đạo diễn Hà Lệ Diễm và Nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ những câu chuyện nhằm lan tỏa thông điệp hành động vì Bình đẳng giới trong cộng đồng

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 4.

Các đại biểu quốc tế và đại diện lãnh đạo TP Hà Nội tham dự sự kiện

Tại sự kiện, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam kêu gọi phụ nữ cả nước cũng như tất cả mọi người hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực; thể hiện sự tôn trọng với mọi giới, đặc biệt là với phụ nữ, trẻ em; xóa bỏ những định kiến, khuôn mẫu áp đặt phi lý cho trách nhiệm, bổn phận của phụ nữ. Thay mặt Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hà Thị Nga cũng đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức đầu tư nguồn lực, cùng chung tay phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, quyết tâm xóa bỏ tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.

"Tôi mong rằng, những hình ảnh và thông điệp từ Sự kiện truyền thông này sẽ lan tỏa mạnh mẽ đến mọi tầng lớp trong xã hội và thôi thúc tất cả chúng ta - bao gồm mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và các cấp, các ngành - hãy cùng hành động quyết liệt hơn, cùng chung tay đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình. Hãy "Cùng chung tay" để "Cùng thay đổi", hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh không bạo lực, một cộng đồng an toàn, bình đẳng cho tất cả mọi người" - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Sự kiện truyền thông, đại biểu và phụ nữ Thủ đô đã tham gia hoạt động đạp xe diễu hành tại các đường phố chính của Hà Nội nhằm chuyển tải, lan tỏa các thông điệp bình đẳng giới. Đồng thời, triển lãm 3D biểu trưng bình đẳng giới cũng được trưng bày tại phố đi bộ hồ Thiền Quang (Công viên Thống Nhất, Hà Nội) với các nội dung về bình đẳng giới, về bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới và những nỗ lực của Việt Nam trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.

* Một số hình ảnh tại Sự kiện:

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 5.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (bìa trái), Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương (thứ 2 từ trái sang) trao đổi với Quyền Trưởng đại diện UNWomen tại Việt Nam Caroline T. Nyamayemombe bên lề sự kiện

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 6.

Tiểu phẩm kịch tại sân khấu sự kiện truyền thông Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới “Cùng chung tay, Cùng thay đổi”

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 7.

300 hội viên Hội LHPN TP Hà Nội biểu diễn dân vũ hửng ứng vì Bình đẳng giới

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 8.

Chương trình nhận được sự hưởng ứng của đông đảo hội viên, phụ nữ

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 9.

Hàng trăm người có mặt tại Công viên Thống Nhất cùng cam kết hành động vì Bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới

Hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực trên cơ sở giới- Ảnh 10.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm

 Phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn nỗ lực triển khai các hoạt động vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới:

- Các cấp Hội đã tập trung nguồn lực, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó chú trọng các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em, điển hình là Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em" vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tập trung nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách đảm bảo quyền của phụ nữ, trẻ em. Đặc biệt, với việc đề xuất thành công Đề án "Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030", các cấp Hội tiếp tục các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế tập thể, tạo sinh kế và thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em, trong đó, Ngôi nhà Bình yên của Hội đã trở thành mô hình điển hình, hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình. Đến nay, Ngôi nhà Bình yên đã tiếp nhận và hỗ trợ hơn 1.600 người đến từ 56 tỉnh/thành phố và 17 vùng dân tộc thiểu số.

Thu Hà


Thu Hà