leftcenterrightdel
Các khóa tập huấn, hội thảo truyền thông giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ 

Dự án "Tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hoà nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ" do KOICA tài trợ thông qua hỗ trợ kỹ thuật của IOM được triển khai thực hiện từ năm 2020 đến nay. Dự án được thưc hiện với mục tiêu: Hỗ trợ phụ nữ Việt Nam di cư trở về và thành viên gia đình họ được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ để tái hòa nhập bền vững.

Tư vấn, hỗ trợ cho 2.566 phụ nữ di cư hồi hương

Dự án được thực hiện tại 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Cần Thơ, Hậu Giang. Giai đoạn 2019 - 2022, Dự án đã đạt được các kết quả nổi bật:

- Thành lập và vận hành 5 Văn phòng Dịch vụ một điểm đến (OSSO) hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tại 5 tỉnh/thành phố thuộc địa bàn dự án. Văn phòng OSSO là một trong những mô hình nhằm hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, góp phần đảm bảo di cư an toàn của phụ nữ.

leftcenterrightdel
 Văn phòng OSSO (Văn phòng Dịch vụ Một điểm đến) là 1 trong 4 đầu ra quan trọng của Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho Phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ”

Qua hơn 2 năm vận hành, Văn phòng OSSO đã tư vấn, hỗ trợ cho 2.566 phụ nữ di cư hồi hương với 9.110 lượt. Trong đó, nội dung tư vấn nhiều nhất liên quan đến vấn đề pháp lý của phụ nữ trở về và con của họ (tình trạng kết hôn; khai sinh, quốc tịch).

- Tổ chức 22 khóa tập huấn cho 466 người là tư vấn viên, cộng tác viên của 5 Văn phòng OSSO về vấn đề vận hành và phối hợp giải quyết các vấn đề của phụ nữ di cư kết hôn trở về. Trong đó, tập trung về luật pháp, chính sách hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, tâm lý, việc làm, kỹ năng và quy trình tư vấn, đảm bảo năng lực vận hành các Văn phòng OSSO.

leftcenterrightdel
Các khóa tập huấn, hội thảo truyền thông giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ 

 

- Tổ chức các hoạt động kết nối với các đơn vị chức năng và dịch vụ hiện có liên quan đến các vấn đề của phụ nữ của 5 Văn phòng OSSO để thực hiện tư vấn trực tiếp, kết nối và hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương. 

Điển hình như Chương trình Đối thoại chủ đề "Di cư an toàn" trên Fanpage OSSO - Văn phòng Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương đã thu hút được 1.698 lượt người tiếp cận với 373 bình luận với 34 câu hỏi mong muốn được giải đáp, hỗ trợ, tập trung vào các lĩnh vực pháp lý, tâm lý, việc làm.

- Tổ chức 7 hội thảo truyền thông, vận động chính sách tại trung ương và 5 địa bàn dự án bước đầu mang lại kết quả với sự cam kết hỗ trợ các hoạt động dự án tại các tỉnh, thành phố; 131 sự kiện truyền thông trực tiếp tại địa phương về các vấn đề của phụ nữ di cư hồi hương thu hút 19.000 người tham gia; truyền thông trực tuyến thông qua các nền tảng mạng xã hội (2 kênh: OSSO Facebook và Zalo Group) với 933 nội dung được đăng tải với 149.000 lượt tương tác, 15.878 lượt thích và hơn 15.900 lượt theo dõi tính đến tháng 2/2023.

leftcenterrightdel
Phụ nữ di cư hồi hương được tư vấn về luật pháp, chính sách hỗ trợ, tâm lý, việc làm 

- Tổ chức hội thảo song phương Việt Nam - Hàn Quốc trao đổi về các mô hình và thực tiễn hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của 83 đại diện các bộ ngành, các cơ quan, tổ chức của cả 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc. 

Đại biểu tham dự hội thảo trao đổi thông tin, kinh nghiệm của 2 nước liên quan đến việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề của phụ nữ di cư hồi hương; chia sẻ chính sách của 2 nước về kết hôn có yếu tố nước ngoài; xác định khả năng hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan 2 nước; chia sẻ các mô hình, thực hành tốt của Hàn Quốc có thể nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam. Hội thảo cũng thiết lập mạng lưới giới thiệu hỗ trợ phụ nữ di cư trở về giữa các nhà cung cấp dịch vụ của hai nước trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
Chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ văn phòng OSSO 

- Thực hiện 1 nghiên cứu phân tích trải nghiệm, khó khăn và nhu cầu của phụ nữ di cư kết hôn hồi hương và gia đình họ, làm căn cứ cho các hoạt động can thiệp của dự án; xác định các nội dung tư vấn của Văn phòng OSSO cũng như phục vụ lộ trình xây dựng các can thiệp tiếp theo của dự án giai đoạn tới.

- Thực hiện gói hỗ trợ khẩn cấp cho phụ nữ di cư tại các địa bàn dự án trong dịch bệnh Covid-19: 1.000 phụ nữ di cư trở về trong tình trạng dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19 tại 5 tỉnh của dự án đã nhận được hỗ trợ bằng tiền và hiện vật từ nguồn dự án. Đây là hoạt động thiết thực của dự án hưởng ứng Chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương" do TƯ Hội LHPN Việt Nam phát động.

leftcenterrightdel
Phụ nữ di cư tại các địa bàn dự án được hỗ trợ bằng tiền và hiện vật từ nguồn dự án 

Văn phòng OSSO cũng được đánh giá là mô hình hỗ trợ hòa nhập thành công ở cấp quốc gia và quốc tế.

Tiếp tục hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ hỗ trợ dành cho phụ nữ di cư hồi hương trong bối cảnh hậu đại dịch, KOICA đã đưa ra quyết định tiếp tục hỗ trợ tài chính để duy trì các văn phòng OSSO trong giai đoạn 2023-2024. 

Khoản hỗ trợ này, lên tới 200.000 USD (bao gồm một khoản đóng góp dành cho hỗ trợ kỹ thuật của IOM). Mục đích chính của khoản hỗ trợ cho các hoạt động tiếp theo này là để đảm bảo hoạt động bền vững của các văn phòng OSSO được thành lập trong giai đoạn đầu tiên của dự án.

leftcenterrightdel
Các văn phòng OSSO tiếp tục được duy trì hoạt động bền vững trong giai đoạn tiếp theo của Dự án 

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thực hiện dự án "Tăng cường năng lực của Việt Nam nhằm tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ", TƯ Hội LHPN Việt Nam và KOICA đã tổ chức ký kết Biên bản Thảo luận nhằm khẳng định cam kết của 2 tổ chức trong hỗ trợ các hoạt động tiếp theo của Dự án giai đoạn 2023 - 2024.

Video clip Lễ ký kết Biên bản Thảo luận nhằm khẳng định cam kết của các tổ chức trong hỗ trợ các hoạt động tiếp theo của Dự án giai đoạn 2023 - 2024:

leftcenterrightdel
 

Các hoạt động hỗ trợ tiếp theo giai đoạn 2023 - 2024 bao gồm:

- Mục tiêu: Duy trì hoạt động của Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương (Văn phòng OSSO), đảm bảo tiếp tục cung cấp dịch vụ cho phụ nữ di cư trở về tái hòa nhập bền vững.

- Ngân sách: khoảng 180.000 đô la Mỹ (cùng với ngân sách dành riêng cho IOM thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cho dự án).

- Các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Duy trì hoạt động vận hành của 5 Văn phòng OSSO tại: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hậu Giang và Cần Thơ; Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ di cư hồi hương; Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ 5 Văn phòng OSSO; Các hoạt động truyền thông về các vấn đề của phụ nữ di cư hồi hương và các dịch vụ của Văn phòng OSSO tại các địa phương, bao gồm cả các hoạt động truyền thông trực tuyến trên các nền tảng số; Giám sát và đánh giá dự án.

Nhóm PV