Vào ngày 20/3/2013, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức ngày Quốc tế Hạnh phúc lần đầu tiên với thông điệp chính "Hãy hành động vì hạnh phúc" được phát động trên toàn cầu. Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người. Đại hội đồng LHQ công nhận mục tiêu này. LHQ kêu gọi “một cách tiếp cận toàn diện, công bằng và cân bằng hơn đối với tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy hạnh phúc và phúc lợi của tất cả các dân tộc”.

leftcenterrightdel
Ảnh minh hoạ 

Đến nay, ngày Quốc tế Hạnh phúc đã nhận được sự hưởng ứng của 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia cùng cam kết ủng hộ, hành động và nỗ lực hết sức có thể nhằm xây dựng một thế giới hòa bình, một xã hội công bằng, phát triển bền vững. Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Chủ đề “Cùng nhau hạnh phúc hơn” của ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2024 nhắc nhở chúng ta rằng hạnh phúc lâu dài đến từ cảm giác được kết nối với người khác và trở thành một phần của điều gì đó lớn lao hơn. LHQ khuyến khích mọi người cam kết tạo ra nhiều hạnh phúc và ít bất hạnh hơn vào thời điểm bất ổn và xung đột hiện nay.

LHQ kêu gọi các chính phủ và tổ chức quốc tế nên bảo vệ quyền con người, tăng phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Từ đó hướng đến việc đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030.

leftcenterrightdel
Phần Lan là quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới 

Trong Báo cáo Hạnh phúc 2024 vừa được công bố, Phần Lan là quốc gia có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới năm thứ 7 liên tiếp.

Giáo sư John Helliwell - Người sáng lập Báo cáo Hạnh phúc Thế giới - cho biết: “Ở Phần Lan, mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau, nhặt được của rơi trả cho người mất. Cơ hội giáo dục đồng đều. Dịch vụ y tế chất lượng cao. Nước này có những người nhập cư vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ với những người mới đến”.

Sau Phần Lan là Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển, Israel, Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Thụy Sỹ và Australia. Afghanistan vẫn là quốc gia có thứ hạng thấp nhất thế giới về mức độ hạnh phúc.

Báo cáo Hạnh phúc dựa trên dữ liệu khảo sát toàn cầu từ người dân ở hơn 140 quốc gia. Báo cáo xem xét các đánh giá về cuộc sống: GDP bình quân đầu người, an sinh xã hội, tuổi thọ, sự tự do, sự hào phóng và nhận thức về tham nhũng.

Theo thoidai