leftcenterrightdel
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Lăng Chánh Huệ Thảo và Chủ tịch Hội LHPN thành phố Võ Kim Thoa trao quà và tiền hỗ trợ em Lưu Nguyệt Linh 

Tại TP. Cần Thơ, Công đoàn cơ sở chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố vừa trao số tiền 2 triệu đồng/tháng, từ nguồn vận động đoàn viên công đoàn, người lao động NHCSXH, hỗ trợ em Lưu Nguyệt Linh vơi bớt khó khăn, có điều kiện tiếp tục đến trường; hỗ trợ hằng tháng đến khi Linh đủ 18 tuổi.

Dịp này, Hội LHPN thành phố tặng Linh phần quà và số tiền 1 triệu đồng. Hoàn cảnh của Nguyệt Linh rất khó khăn; mẹ mất lúc Linh mới 2 tuổi, cha mất do dịch Covid-19. Linh đang sống với bà ngoại già yếu, thu nhập chủ yếu từ nghề giữ trẻ thuê.

Giám đốc chi nhánh Ngân hàng CSXH TP. Cần Thơ Lăng Chánh Huệ Thảo chia sẻ: Với sự hỗ trợ này, mong muốn Nguyệt Linh nỗ lực vượt khó, học tập và rèn luyện tốt, để sau này ra trường, có việc làm tự lo bản thân và chăm sóc bà ngoại.

leftcenterrightdel
Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng trao hỗ trợ đỡ đầu cho 2 trẻ mồ côi ở phường 7, TP Sóc Trăng 

Tại tỉnh Sóc Trăng, đại diện Lãnh đạo Công đoàn cơ sở chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng cùng chính quyền và Hội phụ nữ phường 7, TP. Sóc Trăng đã đến thăm và tặng quà cho trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, phối hợp với địa phương thực hiện hỗ trợ trẻ em mồ côi cha và mẹ từ Chương trình "Mẹ đỡ đầu".

Qua xem xét, trên địa bàn phường 7, TP. Sóc Trăng có 2 trẻ mồ côi được nhận đỡ đầu là: Trần Yến Nhi (sinh năm 2013) và Trần Yến Như (sinh năm 2014). Hoàn cảnh của 2 em rất khó khăn, có mẹ đơn thân bị mất do dịch Covid-19 và hiện 2 bé đang sống chung với ông bà ngoại thuộc diện hộ nghèo ở địa chỉ số 278/2, đường Lê Hoàng Chu, khóm 2, phường 7, TP. Sóc Trăng.

Theo đó, thực hiện chương trình "Mẹ đỡ đầu", mỗi em sẽ được Công đoàn cơ sở chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí học tập cho đến năm 18 tuổi. Số tiền hỗ trợ nêu trên tuy không lớn nhưng chứa đựng tình cảm, sự quan tâm, sẻ chia của cán bộ, nhân viên và người lao động Ngân hàng CSXH. Qua đó, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để chung tay cùng các cấp, các ngành quan tâm, chăm lo để các em vượt qua hoàn cảnh khó khăn, yên tâm học tập.

leftcenterrightdel
Công đoàn cơ sở chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre trao tiền hỗ trợ cho em Võ Tấn Tài 

Tại tỉnh Bến Tre, hưởng ứng Chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN Việt Nam phát động nhằm hỗ trợ trẻ em mồ côi cả cha và mẹ do đại dịch Covid-19; Công đoàn cơ sở chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bến Tre hỗ trợ em Võ Tấn Tài, với số tiền 2 triệu đồng/tháng đến khi em đủ 18 tuổi. Hàng tháng, Công đoàn cơ sở sẽ chuyển tiền hỗ trợ của chương trình vào tài khoản của trẻ em mồ côi, hoặc người giám hộ/người nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi mở tại Ngân hàng CSXH huyện để nhận tiền hỗ trợ.

Em Võ Tấn Tài là một trong 81 trẻ em mồ côi theo chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Công đoàn Ngân hàng CSXH Việt Nam nhận hỗ trợ trên toàn quốc. Được biết, hoàn cảnh em Võ Tấn Tài hiện có 2 anh em, cha mất sớm, mẹ vừa mất do bị nhiễm Covid-19.
 

Chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN Việt Nam triển khai, thực hiện đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, đặc biệt là trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.

Chương trình tập trung vào các nội dung: vận động cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN Việt Nam triển khai, nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc/nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trước mắt chương trình tập trung vào đối tượng trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, cộng đồng.

Với chương trình này, Hội LHPN Việt Nam sẽ thực hiện:

- Giám sát việc thực hiện chính sách liên quan đến trẻ mồ côi ở các địa phương theo chức năng của tổ chức Hội. Hỗ trợ, hướng dẫn các em và gia đình tiếp cận đầy đủ chính sách của Nhà nước. Giám sát và hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng chống xâm hại trẻ em trong gia đình và cộng đồng.

- Vận động các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc; cán bộ, hội viên, phụ nữ phát huy tinh thần nhân văn, tấm lòng nhân hậu của phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng chương trình, trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Trong đó, các hoạt động cụ thể triển khai bao gồm:

- Các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, kiến thức, kỹ năng: Tổ chức lực lượng hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại bệnh viện, trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và tại các gia đình; Tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý.

- Đảm bảo an toàn trong gia đình và cộng đồng.

- Hỗ trợ, kết nối đào tạo nghề sau tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Tùy điều kiện, có thể hỗ trợ thêm tiền mặt hoặc vật chất (các sản phẩm dinh dưỡng, các nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ; học phí, đồ dùng, thiết bị học tập...).

Các hoạt động đỡ đầu được thực hiện theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Các hỗ trợ đảm bảo sát hợp với nhu cầu của trẻ; ưu tiên tối đa điều kiện để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, họ hàng, cộng đồng, quê hương.

Đồng thời chương trình cũng công khai, minh bạch nguồn hỗ trợ, đối tượng được thụ hưởng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội nơi có tập thể, cá nhân là "Mẹ đỡ đầu" với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức Hội cơ sở nơi trẻ sinh sống.

PV