leftcenterrightdel
 Nhiều người Thụy Điển phàn nàn về việc không có khả năng nuôi con do lạm phát. (Ảnh: Pixabay)

Đại diện tổ chức từ thiện Bjorklund cho biết: “Các gia đình đến gặp chúng tôi yêu cầu chúng tôi giúp cho con họ ăn”.

“Tại Thụy Điển, nhiều gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát gia tăng và không thể nuôi con cái”, bà Marie Björklund, đại diện của tổ chức từ thiện Karlstad, cho biết.

Bà Marie Björklund nói: “Nhiều gia đình có trẻ em đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát gia tăng”. Bà cũng lưu ý rằng dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy, cư dân của đất nước đang nghèo đi nhanh chóng. Vào tháng 9/2022, tỷ lệ lạm phát ở Thụy Điển lên tới 9,7%.

Việc tăng giá đã làm giảm đáng kể sức mua của các hộ gia đình và hiện nay ngày càng nhiều cư dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tài chính trầm trọng cho những nhu cầu cơ bản nhất”. 

Bà Marie Björklund cho biết thêm, người Thụy Điển nhận được những khoản trợ cấp nhỏ cho trẻ em, khoản này không đủ để chăm sóc những đữa trẻ, thậm chí là khó có thể đảm bảo bữa ăn hàng ngày. Vì vậy cha mẹ đã phải nhờ những tổ chức từ thiện cung cấp thức ăn cho con. 

“Chúng tôi được tiếp cận bởi những gia đình chưa bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ trước đây và bây giờ họ phải làm điều đó. Họ xấu hổ vì không thể cho lũ trẻ ăn”, Bjorklund chia sẻ.

Thụy Điển không phải là quốc gia châu Âu duy nhất mà người dân gần đây phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do lạm phát gia tăng, cũng như đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Vào ngày 14/10, có thông tin cho rằng tại Đan Mạch, trong bối cảnh khủng hoảng và lạm phát cao, số vụ trộm cắp đã tăng mạnh. Các nhà chức trách lưu ý rằng, không chỉ mức độ tội phạm ngày càng gia tăng, mà việc mua hàng hóa bất hợp pháp cũng ngày càng nhiều.

Trong khi đó, tại Pháp cũng ghi nhận các cuộc đình công tại nhà máy lọc dầu TotalEnergies diễn ra trong gần 2 tuần. Nhân viên đang yêu cầu tăng 10% tiền lương. Các cuộc đình công cũng đang diễn ra tại 2 nhà máy lọc dầu của ExxonMobil.

Ngày 29/9, theo Financial Times, công dân Anh buộc phải tiết kiệm do chi phí sinh hoạt tăng, bao gồm cả hóa đơn sưởi ấm và giá thực phẩm tăng.

Trước đó, vào giữa tháng 9, Liên minh châu Âu (EU) đang trải qua một cú sốc lạm phát. Cuộc khủng hoảng bao trùm EU do các lệnh trừng phạt quy mô lớn và tình hình Ukraine. Ở một số nước, các chỉ số đã vượt kỷ lục. 

Theo Eurostat, lạm phát hàng năm ở 19 quốc gia thuộc khu vực đồng euro trong tháng 8 lên tới mức kỷ lục 9,1%, tại Liên minh châu Âu, con số này đã trở thành 2 con số lên tới 10,1%.

Theo infonet.vietnamnet