Những người nhặt rác ở Ấn Độ khốn khổ trong thời tiết khắc nghiệt
Cập nhật lúc 23:04, Chủ nhật, 30/06/2024 (GMT+7)
Đối với những người nhặt rác ở Ấn Độ, công việc khốn khổ và nguy hiểm của họ lại càng trở nên tồi tệ hơn do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
|
Những ngày tháng 6 dưới cái nắng khắc nghiệt ở Ấn Độ, mùi hôi thối của việc đốt rác tạo ra một chướng khí độc hại tiềm ẩn do các loại rác thải tạo ra. Không màng khói bụi và cái nóng ngột ngạt, một số ít người nhặt rác vẫn tập trung đào xới để kiếm được số tiền tương đương 4 USD một ngày. |
|
Ông Usmaan Shekh (áo trắng) 65 tuổi, nói: “Nếu không làm việc, chúng tôi sẽ không có thức ăn để ăn. Chúng tôi cố gắng nghỉ ngơi vài phút khi trời quá nóng, rồi tiếp tục cho đến khi không thể”. Usmaan Shekh và gia đình ông nằm trong số khoảng 1,5 - 4 triệu người kiếm sống bằng nghề tìm kiếm rác thải ở Ấn Độ. Ở Jammu, một thành phố phía bắc Ấn Độ dưới chân núi Himalaya, nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 430C. |
|
Bản thân các bãi chôn lấp vẫn sôi sục bên trong khi rác thải phân hủy. Cộng với đó là sức nóng ngày càng tăng của mùa hè làm tăng nhiệt và làm cho các đám cháy âm ỉ, lan rộng. Theo báo cáo, đã có vài thiệt mạng trong đợt nắng nóng vừa qua ở miền bắc Ấn Độ được xác định là người nhặt rác. |
|
Tại bãi rác Jammu, những đám cháy nhỏ rải rác trên đống rác khổng lồ, tạo ra những cột khói. Một cậu bé 6 tuổi ôm chặt những đôi dép nhựa. |
|
Ấn Độ có ít nhất 62 triệu tấn rác thải mỗi năm và một số bãi chôn lấp của nước này thực sự là những ngọn núi rác. Có một luật năm 2016 bắt buộc phải phân loại rác thải để vật liệu nguy hại không đi đến bãi chôn lấp, nhưng luật này lại không được thực thi tốt, làm tăng thêm nguy cơ cho những người nhặt rác. |
|
Bharati Chaturvedi - người sáng lập Tổ chức nghiên cứu và hành động về môi trường Chintan có trụ sở tại New Delhi - cho biết, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt đã làm tăng thêm rủi ro cho những người nhặt rác, vốn đã là nạn nhân của sự phân biệt đối xử xã hội và điều kiện làm việc tồi tệ.
|
|
Các chuyên gia về sức khỏe cộng đồng lo ngại những người buộc phải làm việc ngoài trời có nguy cơ cao nhất do tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sốc nhiệt, bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính là một số rủi ro khi làm việc ngoài trời trong thời tiết nắng nóng. |
|
Theo Abhiyant Tiwari, người đứng đầu nhóm chống chịu khí hậu tại chương trình Ấn Độ của Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, những người nhặt rác “nằm trong số những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao”. |
|
Ruksana Begum, một người nhặt rác 41 tuổi tại bãi rác Bhalswa cho biết tại New Delhi, một số người làm việc với khoảng 4,2 triệu tấn rác mỗi năm. |
|
"Là một xã hội, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ những người nhặt rác", Tiwari nói. |
|
Geeta Devi, một người nhặt rác 55 tuổi cũng làm việc tại bãi rác Bhalswa ở New Delhi, thường cảm thấy chóng mặt vì nóng. Bà phải làm việc để kiếm 150 - 200 rupee (1,80 - 2,40 USD) mỗi ngày để mua thức ăn cho con cái. “Thật khó để làm việc dưới trời nắng nóng, nhưng tôi không có công việc nào khác”, bà tỏ ra bất lực. |
|
Aamir Shekh đang tìm kiếm vật liệu tái chế tại một bãi rác trong đợt nắng nóng ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. |
|
Người nhặt rác Rajdin, 17 tuổi, đang tìm kiếm vật liệu tái chế trong đợt nắng nóng tại một bãi rác ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. |
Theo phụ nữ TPHCM