1. Puerto Rico: 3,7 µg/m3
Cùng với Quần đảo Virgin thuộc Mỹ và Quần đảo New Caledonia ở tây nam Thái Bình Dương, Puerto Rico là quốc gia có chất lượng không khí tốt nhất thế giới với nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình là 3,7 µg/m3, theo IQAir.
2. Thụy Điển, Phần Lan: 5,0 µg/m3
Stockholm được mệnh danh là Thủ đô Xanh của Châu Âu lần đầu tiên vào năm 2010 và có bầu không khí sạch thứ hai trong số các thủ đô trên thế giới theo dữ liệu mới nhất của IQAir. Việc đi xe đạp tại đây phổ biến hơn là sở hữu ôtô, những nỗ lực bền bỉ để cắt giảm chất thải và thực hiện giao thông công cộng xanh đã giúp Stockholm và các thành phố khác của Thụy Điển hạn chế ô nhiễm không khí.
Tại Phần Lan, chính phủ đầu tư nhiều vào giao thông công cộng để phục vụ người dân, thủ đô Helsinki đặt mục tiêu không có ôtô riêng vào năm 2025.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm ở mức thấp của nước này một phần nhờ vào các biện pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Na Uy: 5.7 µg/m3
Thành phố Oslo thủ đô của Na Uy dẫn đầu thế giới với hệ thống giao thông công cộng bền vững, chạy hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo và đặt mục tiêu không phát thải vào năm 2028. Nhờ cam kết bảo tồn các khu vực tự nhiên và giảm ô nhiễm, Oslo từng được mệnh danh là Thủ đô Xanh của Châu Âu năm 2019.
4. Estonia: 5.9 µg/m3
Gió từ Vịnh Phần Lan góp phần ngăn chặn sự tích tụ của không khí ô nhiễm trong thành phố ven biển Tallinn, thủ đô của Estonia.
Ngoài ra, không gian xanh rộng mở cùng hệ thống giao thông công cộng miễn phí và giảm đốt rác thải sinh hoạt giúp thành phố này giữ được nồng độ bụi mịn PM2.5 ở mức thấp, 5.9 µg/m3.
5. New Zealand: 7.0 µg/m3
Gió biển, dân số thành thị tương đối thấp cùng tỉ trọng công nghiệp nặng thấp đảm bảo cho chất lượng không khí cao ở New Zealand, thuộc loại top đầu thế giới ở mức 7.0 µg/m3.
6. Iceland: 7,2 µg/m3
Iceland là một trong những quốc gia tốt nhất trên thế giới về mức độ ô nhiễm không khí, phần lớn nhờ vào năng lượng địa nhiệt rẻ và thân thiện với môi trường, cung cấp phần lớn nhiệt năng và điện năng cho quốc gia nhỏ này. Thực tế, Iceland từng chỉ ở mức 5,5 µg/m3 vào năm 2019, sau đó mới tăng lên 7,2 µg/m3 vào năm 2020, tụt từ hạng 3 xuống hạng thứ 9.
7. Canada: 7.3 µg/m3
Nhiều thành phố của Canada được xếp hạng trong số những thành phố có chất lượng không khí sạch nhất trên thế giới, bao gồm các trung tâm lớn như Ottawa, Toronto và Vancouver.
Canada thậm chí còn tổ chức Ngày Không khí sạch để khuyến khích công chúng giảm thiểu ô nhiễm hơn nữa.
8. Andorra: 7.4 µg/m3
Quốc gia Andorra nhỏ bé ở Châu Âu có chất lượng không khí tốt hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác, với nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình là 7,4 µg/m3.
9. Australia: 7.6 µg/m3
Các quy định nghiêm ngặt về môi trường đã giúp duy trì không khí trong sạch đáng ngưỡng mộ trên khắp các đô thị của Australia, mặc dù các vụ cháy rừng đã gây ra sự gia tăng nhanh chóng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 trong không khí trong năm 2020.
10. Ecuador: 7,6 µg/m3
Tại Quito, thủ đô của Ecuador, chính phủ đã áp dụng chiến lược Phát triển Định hướng Giao thông (TOD) nhằm mục đích tối đa hóa không gian công cộng, tăng khoảng cách đi bộ xung quanh các phương tiện giao thông công cộng, ưu tiên tính bền vững về môi trường và xã hội và chuyển hướng khỏi các phương tiện cá nhân. Việc đóng cửa đất nước trong thời kỳ đại dịch COVID-19 giúp cải thiện hơn nữa chất lượng không khí tại đây, với việc giảm từ 8,6 µg/m3 vào năm 2019 xuống còn 7,6 µg/m3 vào năm 2020.
Theo laodong