Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, ông Bourla cho biết thêm: "Tôi gần như chắc chắn chúng ta sẽ không cần nó (vắc xin chuyên biệt) vì liều tiêm tăng cường của loại vắc xin hiện có đã rất, rất hiệu quả trong phòng ngừa Delta".

Dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng, vắc xin của Pfizer cho thấy hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa bệnh và có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong.

Theo Chủ tịch Pfizer, mặc dù vắc xin của hãng vẫn cho các phản ứng phụ "nghiêm trọng", chẳng hạn như gây chứng hạch bạch huyết, nhưng chúng vô cùng hiếm gặp. Ông nói, những người từng e ngại tiêm vắc xin có thể cảm thấy được giải tỏa nghi ngờ và sẵn sàng chủng ngừa hơn khi sản phẩm của hãng trở thành vắc xin đầu tiên ở Mỹ được FDA phê chuẩn đầy đủ.

Trước sự hoành hành của biến thể Delta, các quan chức y tế Mỹ hồi đầu tháng 8 đã quyết định sẽ cho tiêm bổ sung một mũi vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho dân, đặc biệt đối với những người bị suy giảm miễn dịch.

Nhà chức trách Mỹ thông báo, kể từ ngày 10/9, những người đã hoàn thành tiêm chủng có thể bắt đầu đăng ký tiêm mũi vắc xin tăng cường. Mũi tiêm thứ 3 này cần được tiêm cách mũi thứ 2 là 8 tháng. Việc tiêm bổ sung dự kiến sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể người, vốn dự kiến suy giảm sau gần 6 tháng.

Theo vietnamnet